VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
Admin
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
vietvodaothainguyen
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
thuyvovinam
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
doan_truong_nhan
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
voicoi_tt
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
TrangHuyen_90
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
truongchi29
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
a_dreamy_world_xxxx
Võ thuật và khoa học Vote_lcap1Võ thuật và khoa học I_voting_barVõ thuật và khoa học Empty 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 Võ thuật và khoa học

Go down 
Tác giảThông điệp
vietvodaothainguyen
Thành Viên Chính Thức
Thành Viên Chính Thức
vietvodaothainguyen


Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 46
Points : 138
Reputation : 0
Birthday : 15/01/1985
Join date : 18/01/2011
Age : 39
Đến từ : thai nguyen

Võ thuật và khoa học Empty
Bài gửiTiêu đề: Võ thuật và khoa học   Võ thuật và khoa học I_icon_minitimeSat Jan 22, 2011 8:45 am

Võ thuật và khoa học


Từ xa xưa võ thuật đã được ông cha ta lấy làm quốc giáo, ngày ấy giới quan sĩ được phân làm hai loại: quan văn và quan võ. Chính vì thế mà võ thuật được lan truyền hưng thịnh trong cả nước. Qua thời gian sự du nhập của võ ngoại càng làm phong phú thêm võ thuật nước nhà. Tôi có cái may mắn được theo học phái Thiếu lâm Long Phi và càng may mắn hơn là người học vật lí, trong quá trình luyện tập võ thuật và nghiên cứu khoa học đã tìm thấy nhiều nét tương đồng - tôi gọi đó là cuộc hôn phối giữa võ thuật và khoa học. Có lẽ đó không hẳn là một cuộc hôn phối ngẫu nhiên mà là sự tìm tòi nghiên cứu ứng dụng khoa học vào nếp võ của các vị tổ sư.
1. Thế đứng tấn
Tấn là bộ pháp quan trọng trong võ thuật, nó là tư thế đứng của võ sinh khi tập luyện. Tấn thiên chủ đạo về bộ pháp của đôi chân. Ngày tôi mới theo học sư phụ bắt đứng tấn hàng giờ, những đứa trẻ như tôi ngày ấy thích ngồi nằm chạy nhảy làm sao quen được với cái cách đứng bất động như vậy, thế là chảy cả nước mắt. Trong lúc đó thầy nhét vào tai chúng tôi những giáo điều mô phạm “tấn có vững thì công thủ mới đạt”, sau này tôi còn biết thêm “luyện tấn chính là luyện tâm” vì tấn vững thì tâm sẽ định. Trong thời gian luyện tấn thầy khuyên chúng tôi nên tập trung vào đôi bàn chân rồi sau đó nâng dần lên ngực để làm nhẹ dần trọng lượng cho linh hoạt thân thể.
Trung bình tấn là bộ tấn đầu tiên tôi được học. Trông có vẻ đơn giản, chỉ cần dang hai chân ra rồi hạ mình xuống cho hai ống chân dựng thẳng, hai bắp chân nằm ngang, khi đó góc tạo ở đầu gối là 90o, hai bàn chân hướng mũi về phía trước. Tay lúc đó nắm lại thế thủ đặt hai bên hông. Tôi đã mỉm cười nói với các đồng môn “đứng thế này cả buổi cũng được”, thầy đánh cái cười sang tôi khiêu khích “để thử xem!”. Mấy phút sau thì hai chân bắt đầu mỏi và rã rời dần, tôi khuỵ hẳn xuống, nhìn lên mấy môn sinh học trước thấy họ vẫn thản nhiên đứng mới ngộ ra “có tập có hơn”.
Sau này tôi khám phá ra ở trong cái thế trung bình tấn ấy có biết bao nhiêu tri thức khoa học. Thứ nhất chữ “trung bình” nghĩa là phép bình quân số, thế đứng ấy đối xứng dọc thân nên chia đôi trọng lượng ra hai chân, như vậy sẽ không thiên lệch về bên nào, nhờ thế mà đứng được lâu hơn. Sự đối xứng tự thân ấy cũng là một nguyên lí căn bản của nghệ thuật Trung Hoa được cô đúc trong võ thuật. Nó thể hiện nguyên lí tự đối xứng của vũ trụ, có âm thời có dương… Võ sinh khi đứng trung bình tấn sẽ cảm thấy mình đang trấn giữ vũ trụ, như thu nhận khí huyết của cả giang hà.
Hai bàn chân doãi mũi về phía trước lại là một nguyên lí cân bằng của vật lí. Ta biết trong vật lí phát biểu rằng “mức vững vàng của vật phụ thuộc vào độ lớn diện tích mặt chân đế”. Mặt chân đế chính là phần diện tích giới hạn bao quanh mép ngoài của các phần tử. Trong trường hợp này thì mặt chân đế là phần diện tích giữa hai bàn chân, nhờ hai bàn chân duỗi song song nên diện tích mặt chân đế là lớn nhất (ta hãy tưởng tượng nếu quay hai mũi bàn chân ra ngoài thì mặt chân đế sẽ nhỏ hơn rất nhiều). Mặt chân đế càng lớn thì độ vững vàng càng cao vì khi đó xác suất để trọng tâm thân người rơi vào mặt chân đế là cao nhất.
Ta thử lấy một chiếc li thuỷ tinh đặt ở giữa nền nhà rồi đặt li lên trên nóc tủ, ta có cảm giác là chiếc li đặt ở trên nóc tủ sẽ dễ rơi hơn mặc dù trọng lượng nó hoàn toàn giống nhau. Cũng như thế khi ta đứng bình thường thì có cảm giác dễ ngã hơn khi đứng trung bình tấn vì khi đó trọng tâm của ta đã được hạ thấp nên mức vững vàng được nâng lên. Trong trường hợp này ta ngầm chọn mức thế năng là mặt đất (Uo= 0) nên mức thế năng của chiếc ly hay thân người đều được so với hệ qui chiếu trái đất. Trung bình tấn như thế hoàn toàn là khoa học chứ không phải là cảm quan đâu.
Đinh tấn cũng là một bộ thế quan trọng, cả hai loại tiền tấn hay hậu tấn đều chia trọng lượng ra làm hai, chân trụ chính chịu bảy phần, chân phụ chịu ba phần còn lại. Ở thế tấn này chân trụ sẽ có bắp chân và đùi vuông góc với nhau còn chân phụ sẽ duỗi thẳng. Mũi chân chính sẽ duỗi thẳng ra phía trước còn bàn chân phụ sẽ đặt ngang, khi đó hướng mũi của hai bàn chân sẽ vuông góc với nhau tạo ra một mặt chân đế hình tam giác. Đây chính là nguyên lí đồng phẳng trong hình học “có ít nhất bốn điểm không đồng phẳng”, cũng như trong dân gian ta có câu “vững như kiềng ba chân”. Với ba điểm thì sẽ tạo ra một mặt phẳng vững vàng còn bốn điểm thì dễ xảy ra sự gập ghềnh. Đứng đinh tấn cái quan trọng là tạo ra mặt phẳng với ba điểm vững vàng đó.
Trảo mã tấn (tấn ngựa) là thế đứng độc đáo trong võ thuật cổ truyền và thường được sử dụng trong song đấu. Thế này đứng giống chân ngựa, chân trụ chịu hầu như hoàn toàn trọng lượng thân, chân phụ chỉ dùng để tạo thế nên đưa về phía trước để nhá đòn. Thế này tạo ra sự linh động khi né đòn, ra đòn. Đối thủ khi phá chân trảo mã thì chân trụ vẫn còn nên không thể ngã được. Trường hợp lợi thế thì chân trảo mã sẽ ra đòn dễ dàng. Nguyên lí khoa học ở đây là phép bão hoà trong vật lí và tính chất cộng thêm trong toán học, triết học thì phát biểu rằng “mọi sự vốn đã đầy đủ nhưng thêm vào cũng không phải là thừa”. Tấn trảo mã chính là như vậy: trọng tâm hầu như đã dồn cả vào chân trụ nhưng cộng thêm chân trảo mã vào cũng không phải là thừa!
2. Thế công thủ
Nếu như tấn thiên về bộ pháp của chân thì phép công thủ là bộ pháp của tay. Trong khi tập luyện cũng như song đấu, các võ sinh luôn giữ thế tay nắm đấm gọi là thế thủ. Ở thế thủ, tay đặt bên hông, nắm đấm ngữa lên trời như để thu hút tinh lực vũ trụ. Khi công thì tay đấm ra đồng thời xoay cổ tay sao cho khi nắm đấm đến đối thủ thì vừa úp lại, nghĩa là trong quá trình di chuyển nắm tay đã thực hiện một phép quay 180o. Việc ra đòn như thế được xem là hiệu quả vì mô-men quay của tay sẽ tạo ra một quán tính lớn làm tăng cường lực. Cũng như khi ta khoan tường thì dễ hơn là dí thẳng mũi khoan vào. Sự quay cổ tay cũng tạo ra nét mềm mại trong thế đánh, cách đi quyền của người tập võ, nhìn ra được sự lanh lợi so với kẻ ngoại đạo.
3. Các đòn cước
Khi biểu diễn quyền thuật thì đòn chân được chú ý nhiều nhất, nhìn vào khả năng di chuyển của môn sinh có thể đánh giá được công phu tập luyện và khi ra trận song đấu thì đôi chân thực sự là công cụ hiệu nghiệm với những đòn cước tuyệt xảo.
Bàng long cước là đòn phổ biến hơn cả. Khi đá ta vòng chân từ phía ngoài vào nhưng đến giữa chừng thì tăng tốc cho riêng phần đùi chân ra đòn vào đối thủ. Cách ra đòn như vậy vừa tăng lực cho cú đá lại vừa giúp cho người tập dễ dàng định thân sau khi đá. Nếu đá thẳng thừng thì ta phải “vác” cả chân mà tung, lực quán tính của chân lớn nên nó sẽ tạo ra mô-men quay cho thân. Sự quay không có lợi trong trường hợp này.
Đảo sơn cước là cú đá khó thực hiện nhất. Đòn này chỉ dành cho những người đã có thời gian luyện tập là vì độ tinh xảo rất cao. Đòn này còn có tên gọi khác là đá bay nghịch. Khi đá đòn này thì người võ sinh quả là một nhà vật lí vì họ đã vô tình biến mình thành một động cơ biết bay. Chỉ bằng cú nhún nhẹ và cước chân mà tạo nên một lực quay lớn làm cho toàn thân “cất cánh” trên không trung. Ta biết rằng khi một vật bay thì sẽ có hiện tượng giảm trọng lượng, người võ sinh trong trường hợp này nhờ cú đá nghịch mà làm giảm đi nhiều khối lượng của mình nên mới có thể bay hỏng lên được.
Trên đây là một vài điểm gặp gỡ giữa những bộ pháp cơ bản của võ thuật với khoa học, nếu đi sâu vào các bài quyền sẽ còn rất nhiều sự giao thoa thú vị mà tôi xin hẹn lại trong một bài viết khác. Với tư cách của một người học khoa học tự nhiên và nhân cách của một môn đệ võ cổ truyền, tôi mạo muội trình bày vài điều mình nhận thấy. Rất mong vấn đề này sẽ được khai thác nhiều hơn …

Tổng hợp từ Internet
Về Đầu Trang Go down
 
Võ thuật và khoa học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Tài liệu bổ sung-
Chuyển đến