VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
Admin
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
vietvodaothainguyen
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
thuyvovinam
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
doan_truong_nhan
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
voicoi_tt
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
TrangHuyen_90
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
truongchi29
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
a_dreamy_world_xxxx
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Vote_lcap1GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_voting_barGIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
vietvodaothainguyen
Thành Viên Chính Thức
Thành Viên Chính Thức
vietvodaothainguyen


Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 46
Points : 138
Reputation : 0
Birthday : 15/01/1985
Join date : 18/01/2011
Age : 39
Đến từ : thai nguyen

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM   GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I_icon_minitimeThu Feb 24, 2011 1:01 pm

GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM


CHƯƠNG I
NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA VÕ HỌC VÀ LỊCH SỬ
I. TRƯỜNG DẠY VÕ QUA CÁC TRIỀU ĐẠI.
1. Võ miếu.
2. Võ kinh.
3. Võ nghệ.
4. Võ đạo.
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MÔN VÕ CỔ TRUYỀN 33 NĂM KỂ TỪ NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975 – 2008).
1. Giai đọan I: Từ năm 1975 – 1985…
2. Giai đoạn II: Từ năm 1987…
3. Giai đọan III: Từ năm 1995 đến năm 2008…
III. BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ.
1. Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam khoá I.
a) Ban thường trực Liên đoàn.
b) Hội đồng cố vấn cho Ban chấp hành.
c) Các trưởng ban.
2. Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam khoá II.
a) Các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn.
b) Các trưởng ban.
3. Ban chấp hành Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam khoá III.
a) Các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn.
b) Các trưởng ban.
IV. CÁC KỲ HỘI NGHỊ CHUYÊN MÔN.
* Lần thứ I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X.
V. CÁC KHÓA HỌC TRỌNG TÀI, GIÁM ĐỊNH, GIÁM KHẢO QUỐC GIA VÀ KHU VỰC.
* Khóa I, II, III, IV, V, VI…LỚP TRỌNG TÀI KHU VỰC PHÍA BẮC. LỚP TRỌNG TÀI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.


CHƯƠNG II
LÝ LUẬN VÕ HỌC
I. TẬP VÕ.
II. PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM ĐIỀU HÀNH MỘT LỚP TẬP VÕ THUẬT.
Các bước lên lớp cho một buổi tập 2 tiết.
III. PHƯƠNG PHÁP TẬP MỘT BÀI QUYỀN.
IV. SỰ BIẾN ĐỔI HỆ HÔ HẤP VÀ PHƯƠNG PHÁP THỞ TRONG VÕ THUẬT.
V. ĐẶC TÍNH VÀ TÁC DỤNG CỦA KHỞI ĐỘNG.
1. Đặc tính.
2. Các kỹ thuật khởi động cơ bản.
3. Tác dụng.
VI. LỰC PHÁP TRONG VÕ THUẬT.
VII. TÌM HIỂU CÁC PHÁP CƠ BẢN VÕ THUẬT CỔ TRUYỀN 1. Tấn pháp.
2. Bộ pháp.
3. Thân pháp.
4. Thủ pháp.
5. Cước pháp.
6. Nhãn pháp.
7. Khí pháp.
8. Tâm pháp.
VIII. VAI TRÒ HUẤN LUYỆN VIÊN.
1. Vai trò lãnh đạo
2. Vai trò và trách nhiệm của huấn luyện viên.
3. Ý thức và lòng yêu nghề của huấn luyện viên.
4. Có văn hóa, kinh nghiệm và hiểu biết phong phú.
5. Kỷ năng giáo dục thành thạo.
6. Tinh thần học hỏi và mạnh dạn cải tiến.
7. Đọa đức và tình cảm cao thượng.
IX. CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN.
1. Phương pháp huấn luyện liên tục.
2. Phương pháp huấn luyện lặp lại.
3. Phương pháp huấn luyện giãn cách.
4. Phương pháp huấn luyện biến đổi.
X. CÁCH HUẤN LUYỆN CỦA NGƯỜI XƯA.
1. Tập gà đá độ.
2. Học bắn cung.
XI. CÁC NGUYÊN TẮC HUẤN LUYỆN ỨNG DỤNG TRONG MÔN VÕ CỔ TRUYỀN.
1. Nguyên tắc tự giác tích cực.
2. Nguyên tắc trực quan.
3. Nguyên tắc vừa sức.
4. Nguyên tắc hệ thống và liên tục.
5. Nguyên tắc vững chắc.
6. Nguyên tắc khoa học và nguyên tắc liên hệ và thực tiễn.
XII. KHÁI NIỆM VỀ ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VỚI VÕ CỔ TRUYỀN.
1. Âm Dương với Võ cổ truyền.
2. Ngũ Hành với Võ cổ truyền.
XIII. ĐẶC ĐIỂM BINH KHÍ - KỸ PHÁP CỦA MỘT SỐ LOẠI BINH KHÍ.
1. Cung, ná, nỏ.
2. Thương.
3. Đao.
4. Kiếm.
5. Xà mâu.
6. Trủy thủ.
7. Lăn khiên - Thuẫn.
8. Phủ.
9. Chùy.
10.Côn.
11. Kích.
12. Giản.
13. Ngãi.
14. Soa.
15. Câu.
16. Bừa cào.
17.Nhuyễn tiên.
18.Bạch đả song thủ.
* Phụ chú: …



CHƯƠNG III
ĐAI, ĐẲNG CẤP, ĐIỀU KIỆN THI CHUYỂN CẤP, PHONG CẤP
I. ĐẲNG CẤP.
II. ĐIỀU KIỆN THI CHUYỂN CẤP.
III. NỘI DUNG THI CỦA CÁC CẤP.
1. Nội dung thi sơ cấp.
2. Nội dung thi trung cấp.
3. Nội dung thi cao cấp.
IV. PHONG CẤP VÕ SƯ.
1. Điều kiện phong cấp Võ sư.
2. Điều kiện phong cấp Đại võ sư.


CHƯƠNG IV
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN
I. KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN.
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI LẬP KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN (KHHL).
1. Mục tiêu HLTT trong việc KHHL.
2. Nội dung huấn luyện bao gồm.
3. Kế hoạch nhỏ nhất là giáo án: cho 1 buổi tập. Giáo án HL được xác định.
4. Mục đích giáo án: nâng cao tố chất – kỹ năng, kỹ xảo.
II. GIÁO ÁN HUẤN LUYỆN CỦA MỘT BUỔI TẬP
III. KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN TUẦN.
IV. KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN NĂM.
* Các giai đọan trong KHHL một năm.
1. Giai đoạn chuẩn bị: Trước giải khoảng 3-4 tháng. Phát triển thể lực toàn diện.
2. Giai đoạn chuẩn bị thi đấu: trước giải khoảng 1-2 tháng.
3. Giai đoạn thi đấu: tháng thi đấu.
4. Giai đoạn chuyển tiếp.
* Các loại bài tập:
1. Bài tập phát triển chung.
2. Bài tập phát triển chuyên môn.
3. Bài tập kỹ thuật.
4. Bài tập kỹ chiến thuật.
5. Bài tập thi đấu: Có quy ước.
V. TỔNG HỢP TỈ LỆ CÁC GIAI ĐOẠN KẾ HOẠCH NĂM.
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN.
1. Mục đích, nhiệm vụ.
2. Phân tích.
3. Nội dung huấn luyện.
4. Điều kiện đảm bảo để thực hiện kế hoạch.
VI. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC MỘT GIẢI THI ĐẤU.
1. Công tác chuẩn bị.
2. Phương án tổ chức.
3. Điều lệ.
4. Bộ máy điều hành.
5. Chức năng, nhiệm vụ từng ban.
VII. MỐI QUAN HỆ HLV VÀ VĐV.
1. Trước thi đấu.
2. Đang thi đấu.
3. Sau thi đấu.
VIII. HUẤN LUYỆN VIÊN.
1. Tính cách.
2. Quan niệm về nhận thức.
3. HLV chia sẻ niềm vui khi VĐV chiến thắng.
IX. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRONG ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN ỨNG DỤNG CHO MÔN VÕ CỔ TRUYỀN.
1. Khái niệm:
a) Đầu vào.
b) Quá trình đào tạo.
c) Đầu ra.
2. Tính chất của 1 số đặc tính của quy trình công nghệ.
3. Những vấn đề bảo đảm quá trình công nghệ.


CHƯƠNG V
PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN
I. THỂ LỰC.
1. Sức mạnh và phương pháp huấn luyện ứng dụng cho môn Võ cổ truyền.
a) Sức mạnh: (cơ, bắp)
b) Phương pháp huấn luyện.
2. Sức nhanh và phương pháp huấn luyện ứng dụng cho môn Võ cổ truyền.
a) Sức nhanh.
b) Phương pháp huấn luyện sức nhanh.
3. Sức bền và phương pháp huấn luyện:
a) Sức bền.
b) Phương pháp HL sức bền chuyên môn trong môn võ.
c) Phương pháp HL sức bền chung trong môn võ.
d) Cách tính lượng vận động – cường độ.
4. Dẻo và phương pháp huấn luyện:
a) Dẻo.
b) Phương pháp huấn luyện.
5. Khéo léo và phương pháp huấn luyện:
a) Khéo léo.
b) Phương pháp huấn luyện.
II. HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT.
1. Kỹ thuật võ thuật.
2. Huấn luyện kỹ thuật chung.
3. Huấn luyện kỹ thuật chuyên môn.
4. Qui trình giảng dạy và học kỹ thuật.
5. Các phương pháp huấn luyện kỹ thuật
6. Các nguyên tắc huấn luyện kỹ thuật.
III. HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT.
1. Các điểm lưu ý khi xây dựng chiến thuật thi đấu.
2. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả chiến thuật trong thi đấu các môn võ.
3. Huấn luyện chiến thuật bằng sử dụng các đòn kỹ thuật.
4. Chiến thuật thi đấu giải.
IV. NGUYÊN LÝ HUẤN LUYỆN TÂM LÝ.
1. Đặc tính tâm lý chuyên môn của võ thuật.
2. Nguyên lý huấn luyện tâm lý.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý VĐV.
V. GIÁO DỤC Ý CHÍ.
VI. HUẤN LUYỆN CÁ BIỆT .
VII. TRANG BỊ - LÝ THUYẾT.
VIII. CÁC CHẤN THƯONG TRONG TẬP LUYỆN VÀ TRONG THI ĐẤU.
1. Trong luyện tập.
2. Trong thi đấu.
3. Các loại chấn thương.
- Chảy máu mũi.
- Vết bầm.
- Bong gân và sai khớp.
- Đứt gân, cơ.
- Viêm gân, viêm bao hoạt dịch.
- Gãy xương.
- Đau nhức cơ.
- Chấn thương đầu.
- Chấn thương cổ.
- Chấn thương mắt.
- Chấn thương răng.
- Chấn thủy.
- Chấn thương háng và bụng dưới.
IX. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ BIỆN PHÁP HỒI PHỤC.
- Khoảng nghỉ và thả lỏng trong các buổi tập.
- Nghỉ tiêu cực.
- Nghỉ dưới nước.
- Nghỉ tích cực.
- Biện pháp sư phạm.
- Biện pháp tâm lý.
- Biện pháp y sinh học.
- Biện pháp thuốc đặc hiệu.
X. ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP HỒI PHỤC TRONG HUẤN LUYỆN THỂ THAO (Nghiên cứu ứng dụng cho môn Võ cổ truyền)
1. Biện pháp hồi phục sư phạm.
2. Biện pháp hồi phục vệ sinh học.
3. Biện pháp hồi phục y – sinh.
4. Các biện pháp hồi phục tâm lý.
XI. BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HỒI PHỤC.
1. Sư phạm.
2. Tâm lý.
3. Y học.
- Vật lý trị liệu.
- Các chất dinh dưỡng.
- Các chất khoáng.


CHƯƠNG VI
Y HỌC VÀ CHỮA TRỊ CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU
PHẦN I: CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI.
1. Hệ xương.
2. Phân loại xương.
3. Bộ xương người.
4. Sọ.
5. Xương móng
6. Cột sống.
7. Xương trục.
8. Xương chậu nam.
9. Xương chậu nữ.
10. Xương cùng và xương chậu.
11. Xương tay.
12. Xương chân.
13. Khớp xương.
14. Hệ cơ.
15. Cơ mặt, đầu và cổ.
16. Cơ thân mình.
17. Cơ tay.
18. Cơ chân.
PHẦN II: CÁC CÁCH CHỮA TRỊ CHẤN THƯƠNG.
1. Cách chữa bong gân.
2. Cách chũa trị trật khớp.
3. Chũa trật khớp xương cổ.
4. Chữa trật khớp xương hàm dưới.
5. Chũa trật khớp xương vai.
6. Chữa trật khớp xương cùi chỏ.
7. Chữa trật khớp xương cổ tay.
8. Chữa trật khớp xương ngón tay.
9. Chữa trẹo đốt xương sống.
10. Chữa trật khớp xương hông.
11. Chữa trật khớp xương đầu gối.
12. Chũa trật khớp xương cổ chân.
13. Chũa trật khớp xương ngón chân.
PHẦN III: NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA TRẬT ĐẢ.
I. Kinh nghiệm dân gian.
II. Những bài thuốc Nam
III. Những bài thuốc Bắc.
1. Thuốc cấp cứu.
2. Thuốc tê.
3. Thuốc uống.
IV. Cấp cứu võ đài
1. Chảy máu mũi.
2. Chấn thương hạ bộ (tinh hoàn).
3. Trật khớp cánh tay.
V. Huyệt đạo trong võ thuật.
1. 9 huyệt ở đầu.
2. 14 huyệt ở ngực, bụng.
3. 8 huyệt ở lưng, thắt lưng.
4. 5 huyệt ở tay chân.
VI. Điểm huyệt, giải huyệt.
VII. 22 phương huyệt điều trị các chứng bệnh.



CHƯƠNG VII
CÁC TEST TUYỂN CHỌN ỨNG DỤNG CHO MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
I. Phương pháp kiểm tra y sinh:
1. Phương pháp kiểm tra hệ tim mạch.
2. Phương pháp tính toán và đánh giá.
II. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
1. Test chạy 1.500 mét.
2. Test Cooper.
III. Tổ chức nghiên cứu.
CHƯƠNG VIII
CĂN BẢN CÔNG
CĂN BẢN CÔNG QUYỀN THUẬT.
PHẦN I: TẤN PHÁP.
A. Các thế tấn.
B. Bài tập di chuyển tấn.
PHẦN II: BÔNG PHÁP.
A. Sáu bộ bông.
B. Bài tập sáu bộ bông liên hòan.
PHẦN III: THỦ PHÁP.
A. Năm bộ tay công thủ.
B. Bài tập thủ pháp.
PHẦN IV: CƯỚC PHÁP.
A. 24 thế đá.
B. bài tập cước pháp.
PHẦN V: BỘ PHÁP.
PHẦN VI: THÂN PHÁP.
A. 04 bộ thân pháp.
B. Bài tập phối hợp.
CĂN BẢN CÔNG BINH KHÍ.
I. Đơn đao.
II. Tề mi côn - Trường côn.
III. Kiếm.
IV. Thương.
V. Đại đao.
CHƯƠNG IX
MƯỜI TÁM BÀI VÕ TRONG GIÁO TRÌNH THỐNG NHẤT
1. Bài Tiên ông quyền.
2. Bài Thần đồng côn.
3. Bài Lão hổ thượng sơn.
4. Bài Tứ linh đao.
5. Bài Hùng kê quyền.
6. Bài Đản côn tề mi.
7. Bài Bạch hạc sơn quyền.
8. Bài Huỳnh long độc kiếm.
9. Bài Kim ngưu quyền.
10. Bài Thái sơn côn.
11. Bài Ngọc trản quyền.
12. Bài Lôi long đao.
13. Bài Lão mai quyền.
14. Bài Thanh long độc kiếm.
15. Bài Bát quái côn.
16. Bài Siêu xung thiên.
17. Bài Độc lư thương.
18. Bài Thiết lĩnh. (Sẽ nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế)
CHƯƠNG X
LUẬT THI ĐẤU
PHẦN I: LUẬT THI ĐẤU
PHẦN 2: LUẬT THI QUYỀN
Phụ lục.
Tài liệu tham khảo.
Mục lục.
Tập bản thảo tài liệu “Giáo trình huấn luyện - giảng dạy môn Võ cổ truyền” in hai mặt trên khổ giấy A4, dày 668 trang. Trong điều kiện khó khăn về nhiều mặt nhưng nỗ lực của Ban chuyên môn - kỹ thuật Liên đoàn đã thể hiện quyết tâm xây dựng hệ thống lý luận võ học Võ cổ truyền, góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu để nâng cao kiến thức cho môn sinh, huấn luyện viên, võ sư môn Võ cổ truyền Việt Nam.


Võ công Việt Nam
Ngày cập nhập: 24/11/2008

Có lẽ trên thế giới, không có quốc gia nào có nhiều môn phái võ thuật như ở Việt nam. Cho đến tận bây giờ, dù cố gắng hết mức, Liên đoàn Võ thuật Việt Nam cũng chưa thể tập họp và thống kê hết các môn phái võ xuất xứ trong nước. Hàng trăm môn phái trãi dài từ Bắc đến Nam cho thấy tâm hồn Việt có tinh thần thượng võ cao ngút. Có võ phái lấy chân lý “tuyệt kỹ bế môn”, âm thầm khiêm tốn nơi thâm sơn cùng cốc nên thất truyền. Có võ phái mang màu sắc tâm linh huyền bí, không truyền thụ rộng rãi dẫn đến “bế truyền”, nhưng cũng có võ phái “trời ơi đất hỡi” không biết xuất xứ từ đâu, tự đến rồi đi, mất dạng giữa biển đời. Lại có võ phái xuất xứ từ … một ngày đẹp trời nào đó, có anh chàng mê kiếm hiệp bỗng xuất thần sáng tác vài đường quyền rồi vỗ ngực xưng tên “đại môn phái”.

RỪNG VÕ

Một danh sư làng võ cổ truyền Việt Nam cho rằng, đất nước ta có 5 hệ phái chính gồm: Bắc Hà, Bình Định, Nam Bộ, Trung Hoa và các hệ phái võ Việt đang phát triển ở nước ngoài. Nhiều bậc danh sư không đồng tình. Vì võ Việt ở nước ngoài bắt nguồn từ Việt Nam, hà tất phải xếp thành một hệ phái. Một danh sư nỗi tiếng với ngón “liên hoàn cước” thì chia võ Việt thành 4 hệ phái:

- Xuất xứ tại Việt Nam, có ông tổ là người người Việt Nam.

- Xuất xứ tại Việt Nam nhưng ông tổ là người nước ngoài lưu lạc đến Việt Nam.

- Xuất xứ tại Việt Nam, ông tổ là người Việt Nam nhưng có pha trộn chiêu thức từ võ nước ngoài.

- Xuất xứ tại Việt Nam nhưng ông tổ là… nhà văn Kim Dung!

Trong phạm vi bài này không bàn đến các hệ phái võ xuất xứ từ nước ngoài.

Ba hệ phái trên đều được xã hội trải nghiệm nhiều năm. Những hệ phái này có võ đạo, võ thuyết, võ pháp và được người đời tôn vinh, truyền tụng. Riêng hệ phái thứ tư mới làm những nhà nghiên cứu đau đầu. Hệ phái này sinh sau đẻ muộn nhưng luôn đòi hỏi các nhà nghiên cứu “phải đưa em vào danh phái xứ Nam”. Đó cũng là một phần lý do mấy chục năm nay, võ cổ truyền Việt Nam chưa có tiếng nói chung, chưa định hình được “võ Việt Nam là võ gì?”.

Hầu hết các danh sư đều ngại đụng chạm nên không thể nêu tên đích danh. Tất cả họ đều nhất trí với nhau rằng, đã gọi là võ học phải hội đủ 3 yếu tố chính: Võ đạo, võ thuyết và võ pháp. Nếu thiếu một trong 3 yếu tố ấy thì không thể gọi là võ thuật mà chỉ đáng gọi là võ biền. Một hệ phái võ chỉ biết đánh đấm mà không hiểu đánh vào cái gì, tại sao đánh như vậy thì chỉ đáng gọi là đánh cuội.
Ngay như võ vật Liễu Đôi xuất xứ từ Hà Nam cũng có 3 yếu tố chính. Đạo: Rèn luyện thân thể. Thuyết: Mượn sức người vật người. Pháp: Lừa miếng.

Võ Nhất Nam ở Thanh Hoá và Nghệ An xuất thân từ cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông cũng có tiêu chí rõ rệt về võ thuật.

Võ Bình Định xuất xứ từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đến nay đã truyền được hơn 20 đời truyền nhân vẫn giữ nguyên giá trị võ học.

Riêng võ thuật Nam Bộ rất đa dạng phong phú với nhiều hệ phái do sự pha trộn văn hoá giữa các quốc gia. Văn hoá Việt và Chămpa từ miền Trung di cư vào. Văn hoá Miên (Campuchia) và Xiêm (Thái Lan) từ hướng Tây qua. Văn hoá Trung Hoa từ cực Nam do Mạc Cửu đi lên. Võ thuật cũng ảnh hưởng sự pha trộn văn hoá ấy tạo thành rừng võ xuất xứ từ miền Nam với những hệ phái vang danh: Tân Khánh Bà Trà; Gò công, Thất Sơn võ đạo; Sơn Trà kha; Pali thần quyền…

Những hệ phái có xuất xứ từ miền Tây, hầu hết điều có liên quan đến các cuộc khởi nghĩa yêu nước như Trương Định (Gò Công), Trần Văn Thành (Thất Sơn võ đạo)…

Miền Nam xưa có các danh sư được xã hội công nhận và tôn vinh: “Tam nhật, tam nguyệt, tứ tú”. Tam nhật gồm: Hàn Bái, Bá Cát, Bảy Mùa. Tam nguyệt gồm: Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế, Vũ Bá Oai. Tứ tú gồm: Hồ Lành, Trần Sil, Xuân Bình và Lý Huỳnh.
Nhiều phái võ Việt không chỉ rạng danh ở quê nhà mà còn được các Trưởng chi quảngbá, truyền thụ ở nước ngoài tạo thành tên tuổi.
Việt Võ Đạo, còn gọi là Vo Vi Nam do danh sư Nguyễn Công Tốt sáng lập dựa trên những tinh hoa các phái võ nước ngoài. Võ phái này sử dụng các chiêu thức hay của nước ngoài biến thành những chiêu thức phù hợp với thể chất người Việt. Hiện nay, các môn đệ của ông đã thu hút hàng ngàn võ sinh trên 10 quốc gia trên thế giới (*). Nhiều phái võ Việt khác như Cửu Long, Nam Hổ Quyền, Song Klong Khiên, Tây Sơn, Nam Hải phát triễn mạnh ở các nước phương Tây, thu hút gần 20.000 võ sinh, tạo nên một phong trào võ Việt sôi nổi. Tinh thần thượng võ của người Việt đã được các chưởng môn, trưởng chi chứng minh ở nước ngoài rất phong phú. Nhiều danh sư được các quốc gia trao cờ, khen tặng...

VÕ THUẬT MIỀN TÂY NAM BỘ XƯA

Từ thuở mở đất tiền về phương Nam, do chống chọi với thiên nhiên, thú dữ và cướp phỉ, người Việt nơi đây đã sáng lập nhiều môn phái võ mang tính chiến đấu cao như Tân Khánh Bà Trà, Gò Công, Thất Sơn võ đạo….

Do ảnh hưởng phong trào kháng Pháp, nhiều chí sỹ khóc hận nước mất nhà tan đã lánh vào rừng sâu núi thẳm rèn binh chờ cơ hội cứu nước nên khắp miền Nam thuở trước, vùng nào cũng có một hệ phái ra đời. Ở vùng Thất Sơn - Nơi chưởng cơ Trần Văn Thành tụ nghĩa kháng chiến đã có hàng chục hệ phái xuất hiện.

Một số Chưởng môn truyền nhân của các hệ phái đều nhắc đến ông tổ Cử Đa - Một nhà sư tay không đã hổ ở núi Thiên Cấm Sơn. Cũng có thể đó là ông tổ chung nhiều môn phái võ có xuất xứ ở vùng thất sơn.

Tương truyền, ông Cử Đa là một trong số chỉ huy của Chưởng cơ Thành. Khi nghĩa quân bị thực dân Pháp đàn áp, các vị chỉ huy nghĩa quân phân tán lực lượngvao các cánh rừng già để bào toàn lực lượng và chờ đợi người liên lạc của Chưởng cơ Thành. Họ không ngờ rằng chủ soái đã bị giặc bắt và tử hình. Với quân số ít ỏi, Cử Đa không thể làm được gì ngoài việc chiêu mộ thêm nghĩa quân và ngày đêm luyện tập võ nghệ. Do ảnh hưởng tín ngưỡng và điều kiện rèn quân nên hệ phái tổ sư Cử Đa có võ pháp nghiêng về các thế tấn công quyền pháp và binh khí. Về võ đạo, hệ phái tôn vinh tinh thần dân tộc, chống ngoại xâm và tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh sư phụ (chỉ huy) bằng lời thề độc khi nhập môn. Về võ thuyết, hệ phái này lấy niềm tin từ “cõi âm”, vì vậy, ngoài những bài tập rèn luyện về thể chất, võ sinh còn phải luyện bùa, phép, ngải, chú. Do sống trong vùng rừng thiên nước độc, không có giấy tờ ghi chép nên các võ sinh chỉ học bằng cách truyền khẩu. Sau này, các đệ tử (Nghĩa quân) của tổ sư Cử Đa tiếp tục đi khắp nơi chiêu mộ nghĩa quân, chiêu mộ đến đâu huấn luyện võ thuật đến đó. Vì lưu trữ kiến thức võ học bằng trí nhớ nên chuyện tam sao thất bồn là lẽ đương nhiên. Sau nhiều thế hệ nối tiếp, dần dà, Thất Sơn võ phái biến thành nhiều chi phái khác nhau. Có nhiều chi Thất Sơn nhưng hầu hết đều không nhận ra bài quyền nào của nhau. Thậm chí có chi phái hoàn toàn không luyện đòn thế mà chỉ chú tâm vào huyền thuật, gọi là chi phái “thần quyền”. Khoảng thập niên 70 của thế kỷ trước, nhiều người đã cố công sưu tầm, tập hợp các tinh hoa của tổ sư Cử Đa nhưng chưa thành công đã giài tán do chiến tranh.

Ở Gò Công có hệ phái Lâm Sơn phát nguôn từ lực lượng kháng chiến của Trương Định. Sau nhiều thế hệ truyền nhân, hệ phái này cũng phân mảnh thành nhiều chi phái khác nhau.

KỲ TÍCH VÀ HUYỀN THOẠI

Một danh sư Thất Sơn võ đạo đã mai danh tại Long Xuyên, cho biết: “Ngày xưa (đầu thế kỷ 20) tỷ thí võ đài không như bây giờ. Do nhiều hệ phái, chi phái xuất sơn hoà nhập với cộng đồng, ai cũng muốn phái của mình là đệ nhất võ lâm nên các võ sư thường tổ chức tỷ thí võ đài để tranh ngôi cao thấp. Vì vậy, nhiều cuộc thư hùng tranh tài cao thấp đã diễn ra”.

Thông thường, các võ sỹ không bao giờ dám tỷ thí võ đài nếu không có sự đồng ý của sư phụ.

Tỷ thí võ đài ngày xưa khác xa với đấu võ đài ngày nay như một số người lầm tưởng.

Ngày xưa, những cuộc tỷ thí võ đài thường do sư phụ, huynh trưởng của môn phái này với môn phái kia hoặc chi phái này với chi phái kia “thách thức” nhau. Họ chọn một bãi đất trống giăng dây hoặc vẽ vòng trên mặt đất. Trước mỗi trận thư hùng, hai bên đều lập bàn thờ tổ tại đài võ, khấn vái. Sau đó, sư phu hoặc huynh trưởng mỗi bên lập bản giao kèo, quy ước. Bên cạnh là hai chiếc quan tài để sẵn.

Trận thư hùng giữa võ phái thần quyền Thất Sơn ở cù lao Ông Chưởng và võ phái Trà Kha ở Bạc Liêu được võ sư Ba ở Cao Lãnh, Đồng Tháp kể lại: “Lúc đó, tôi 15 tuổi vừa nhập môn bái sư võ phái Thất Sơn vài ngày. Sư phụ tôi là Bảy Hớn. Nghe mấy huynh trưởng kể lại, mấy ngày trước, khi mọi người đang luyện võ thì một người gốc Miên xuất hiện xin gặp sư phụ. Người này tên No Sa Dăm là môn đệ của võ sư No Sa gốc Nam Vang đang mở võ đường ở Bạc Liêu. Họ nghe danh Thất Sơn Thần quyền đã lâu, nay muốn thí võ đài để học hỏi. Sư phụ tôi nhận lời. Bữa tỷ thí võ đài, bà con nghe tin chèo xuồng kéo đến coi cả ngàn người. Theo giao kèo giữa hai sư phụ thì, mỗi bên chọn ra 5 võ sỹ đấu thành 5 cặp. Võ sỹ bên nào văng ra khỏi vòng vẽ, xem như thua. Võ sỹ bên nào đo ván, lưng chạm đất, xem như thua. Võ sỹ bên nào đưa một cánh tay lên trời xem như xin thua. Đấu không nghỉ giải lao, đến khi có người thắng kẻ thua mới kết thúc trận. Bên nào có người bị thương, bị chết tự lo liệu thuốc men, chôn cất, không bên nào được thưa kiện ra Chánh quyền thuộc Pháp. Nếu bị pháp luật truy cứu, bên này phải làm tờ bãi nại cho bên kia. Hai bên đấu với nhau chỉ vì sỹ diện môn phái chứ không mua bán, tranh chấp gì cả. Sư phụ tôi lựa 5 đệ tử giỏi nhất ra đấu. Kết quả, phía Thất Sơn 1 người bị gãy tay, 1 người bể be sườn. Phía Trà Kha 2 người gãy chân, 1 người bất tỉnh. Thất Sơn Thần quyền có chiêu phá mã, còn phía gồng Trà Kha thì có chiêu khóa tay vật. Xem như hai bên bất phân thắng bại hẹn sẽ có dịp tái đấu. Sau đó cánh mạng tháng 8 bùng nổ, hai bên không có dịp gặp lại nhau. Sau này nghe nói No Sa Dăm đào tạo được rất nhiều thế hệ võ sỹ giỏi. Học trò của No Sa Dăm đào tạo được những võ sỹ nỗi tiếng sau năm 1975 như No Sa Long, No Sa Liên…”. Năm 1973, võ sư Ba có dịp gặp lại võ sư No Sa tại Sài Gòn. Lúc bấy giờ No Sa là huyến luyện viên trưởng đoàn võ thuật Caqmpuchia dẫn đoàn võ sỹ Campuchia sang đấu võ đài do Tổng hội võ thuật Sài Gòn tổ chức.

Sau này, vào khoảng thập niên 60 thế kỷ 20, những cuộc tỷ thí chết chóc không được tổ chức nữa mà chỉ tổ chức đấu vọ đài theo luật thể thao. Luật thể thao quy định hai võ sỹ đấu với nhau phải cùng hạng cân, mỗi trận chỉ có 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Võ sỹ bên nào cũng có săn sóc viên y tế đi theo và cuộc đấu luôn có hội đồng trọng tài chấm điểm.

Thời điểm này, phong trào võ thuật vùng miền Nam bộ như có làn gió mới, nơi nào cũng có võ đường tên tuổi như cồn: Sa Đéc có lò võ Sáu Cường; Lý Suol ở Châu Đốc; Bảy Biển ở Kiên Giang; Ba Hoằng ở Long Xuyên; Tiểu La Thành ở Vĩnh Long. Nhiều võ sư tạo được tiếng vang nhờ đào tạo được những võ sỹ vô địch trong các trận đấu võ đài. Đến tận ngày nay, những võ sư ấy vẫn còn được nhiều người nhắc như: Hai Diệp, Lê Bình Tây, Mười Nho, Nguyễn Mách, Cao Lý Nhơn, Út Dài, Phạm Thành Long, Lý Huỳnh Yến, Lâm Văn Có, Thiên Đường, Đoàn Tâm Ảnh, Tần Hớn, Vương Văn Quảng, Lâm Hổ Hội, Lê Hông Chương, Mười Cùi, Từ Thiện, Hồ Tường, TRần Xil, Lê Đại Hoan, Minh Sang… rất nhiều.

Họ thường tổ chức thi đấu tại Chợ Lớn (quận 5) mang tính giao hữu với các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Hồng Kong. Trong những cuộc đấu giao lưu ấy, nhiều võ sỹ Việt Nam đã tạo được sự thán phục của các võ sư, võ sỹ nước ngoài. Báo chí thể thao dạo ấy đã bình luận từng tuyệt chiêu của các võ sỹ. Võ sỹ Minh Sang (võ đường Minh Sang) nỗi tiếng gan lỳ và ngọn quyền vũ bão; Võ sỹ Minh Sơn (võ đường Denis Minh) có cú đấm như điện xẹt; Võ sỹ Xuân Quỳnh là “cây trụ đồng của võ đường Kim Kê”… Những trận thư hùng này đã khiến các đối thủ nước bạn nhớ những tên đòn thế: “Bàn sa cước” của võ sỹ Nguyễn bình; Cú húc chỏ “hồi mã thương” của Minh Sơn; “Liên tiền cước” của Trần Nho…

Các nữ võ sỹ Việt cũng tạo nên song gió như Hồ Ngọc Thọ (võ đường Từ Thiện) vô dịch hạng ruồi nhẹ; Lân Ngọc Vân (võ đường Lâm Sơn Hải) vô địch hạng ruồi; Võ sỹ Xuân Liễu (võ đường Biên Hòa) vô địch hạng ruồi.

Trong một trận thư hùng giữa võ sỹ Việt với các võ sỹ Hong Kong là môn đệ của Lý Tiểu Long Vịnh Xuân Quyền xảy ra năm 1973 khiến báo chí thể thao miền Nam lúc đó tốn khá nhiều công sức bình luận. Trong đợt thi đấu này võ sỹ Trần Mạnh Hiền Việt Nam đã thắng tuyệt đối bằng nốc ao võ sỹ Châu Đạt Vinh Hong Kong bằng một cú đá thần sầu ở hiệp ba khiến khán giả hâm mộ võ thuật sôi sục. Ngày nay, những võ sỹ thuở ấy đã trở thành đại võ sư.

Nhờ những trận đấu võ đài ấy, các võ đường Việt Nam nườm nượp môn sinh đến đăng ký học võ. Thời điểm đó, học phí mỗi tháng khoảng 700 đồng/học viên. Chỉ cần huấn luyện 100 võ sinh là sư phụ có thể yêm tâm về cơm áo gạo tiền để chuyên tâm nghiên cứu võ học. Thời điểm đó, chiếc xe Hon Da 67 còm măng chính hãng, giá khoảng 15.000 đồng/ chiếc.

Bỗng dưng thời hưng thịnh của võ học Việt xẹp lép. Nhiều võ sư chạy theo kế sinh nhai bỏ nghề. “Loạn võ sư” bắt đầu manh nha phát triễn. Nhiều môn phái không hiểu từ đâu xuất hiện như: Sát Tử Quyền, Bạch Long Sát Tử Quyền, Vô Biên Võ đạo, Nghịch Tất Tử Võ phái, Cao Đài quyền pháp. Thậm chí một cơ sở sản xuất thuốc sơn đông mãi võ cũng tự sáng tác ra môn phái “Y võ” rồi tự lu loa là võ Việt Nam cổ truyền…

Nhiều nước đã tôn vinh môn võ xuất sắc của họ như Indo có pencatxilat, Trung Hoa có Thiếu lâm, Thái Lan có Maya… Còn Việt Nam, môn phái nào là Việt Nam võ đạo cổ truyền chính hiệu? Điều đầu tiên, có lẽ nên cấm tiệt những kiểu tự sáng tác vài bài quyền múa rối rồi xưng danh Võ Cổ Truyền Việt Nam kẻo làm mất mặt những tổ sư Việt và hãy giữ lại những tinh hoa của võ học Việt có từ trăm năm trước.

Theo NXB CAND - Phóng sự Việt Nam

Về Đầu Trang Go down
 
GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN - GIẢNG DẠY MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Tài liệu bổ sung :: Các môn phái :: Cổ truyền-
Chuyển đến