VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
Admin
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
vietvodaothainguyen
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
thuyvovinam
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
doan_truong_nhan
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
voicoi_tt
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
TrangHuyen_90
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
truongchi29
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
a_dreamy_world_xxxx
Danh Dự Một Người Thầy Vote_lcap1Danh Dự Một Người Thầy I_voting_barDanh Dự Một Người Thầy Empty 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 Danh Dự Một Người Thầy

Go down 
Tác giảThông điệp
vothuydhsptn
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
vothuydhsptn


Tổng số bài gửi : 245
Points : 849
Reputation : 1
Join date : 23/12/2010

Danh Dự Một Người Thầy Empty
Bài gửiTiêu đề: Danh Dự Một Người Thầy   Danh Dự Một Người Thầy I_icon_minitimeThu Feb 24, 2011 11:25 am

Danh Dự Một Người Thầy

Phần I
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học Tôn Sư Trọng Đạo... Nghề giáo được xem là nghề cao quý và thiêng liêng .
Đã có lúc vị trí của nghề chỉ sau Vua " Quân, Sư, Phụ", nhưng đấy là cách đây vài thế hệ, vậy hiện nay, vị trí này có còn tồn tại không? Và nghề giáo có còn là nghề cao quý không?

Tất cả vĩ nhân đều từng là một đứa trẻ, và trước khi trở thành vĩ nhân, trong quá khứ đều có bàn tay dìu dắt của thầy . Người thầy xưa với hình ảnh áo the thâm, đầu đội khứa cá kho , chân đi guốc, và chòm râu bạc ... Thầy được xem như một hình ảnh , thể hiện cho sự thanh cao , và đức độ .

Những người học trò xưa sau nầy dù có thành đạt hơn thầy, mỗi năm đều đến thăm viếng và kính trọng thầy bằng sự tự nguyện với thái độ trân trọng. Người Việt đã dành hẳn một ngày tết cổ truyền để dành cho sự viếng thăm này .

Người thầy ngày xưa là hiện thân cho một lối sống trong sạch và bất khuất . Dù điều kiện ngày xưa, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ dân trí không cao và cuộc sống cũng không tiện nghi và giàu có .

Còn những người thầy của ngày hôm nay thì sao ? có một số người thầy mượn danh chức hay nói cách khác là " Lợi dụng quyền hạn để mưu lợi cho bản thân", những người đó làm hoen ố đi hình tượng cao đẹp của nghề nhà giáo .

Có câu : Không có nghề nghiệp nào tầm thường , chỉ có những con người tầm thường mà thôi. Nghề giáo hiện nay không tầm thường, chỉ có những cá nhân tầm thường làm lu mờ hình ảnh người thầy mà thôi.

Trong võ thuật, những võ sư nổi danh đều có cuộc sống bình dị, tài võ nghệ tiềm ẩn bên trong, luôn khiêm tốn, không khoe khoang, không kiêu ngạo, luôn giàu lòng vị tha, ít khi lộ diện ra bên ngoài. Ngoài ra, họ còn có các đức tính như: Nhân, Nghĩa, Đức, Trí, Tín. Đấy là nói lên tinh thần thượng võ mà những người võ sư chân chính phải có.

Thầy dạy võ của tôi năm nay đã 64 tuổi nhưng trong mắt chúng tôi thầy là một người cha thứ 2 . Thầy dạy cho chúng tôi phải sống như thế nào cho đúng , như thế nào cho tốt . Và thầy luôn luôn là tấm gương để chúng tôi noi theo. Đối với thầy, chúng tôi vừa kính vừa sợ. Chúng tôi sợ mình đã làm một cái gì đó xấu để rồi chúng tôi không dám đối diện để nhìn mặt thầy..

Tuy nhiên cũng có những người thầy miệng thì nói toàn những lời đạo đức, nhân nghĩa, thế nhưng ngay bản thân họ thì lại làm trái lại...

Có một câu truyện ngụ ngôn như thế này :
- Trong một gia đình nọ chỉ có 2 cha con , người cha thì không có nghề nghiệp gì cả nhưng lại không muốn thiếu thốn nên đi làm nghề ăn trộm. Ông nuôi con của ông ăn học đầy đủ, mua cho nó bất cứ cái gì mà nó muố, khi người con của ông lớn và biết suy nghĩ, đứa bé liền nói với cha :

- Cha ơi mai mốt con lớn, con cũng sẽ đi làm như cha nhé, một công việc nhẹ nhàng mà lại có nhiều tiền..

Nghe con nói thế, người cha giật mình vì ông ko muốn con mình theo nghề của mình, ông biết đó là một cái nghề mà xã hội căm ghét nhưng vì tiền nên ông mới đi ăn trộm...
Ông nói :
- Không được đâu con à ! nghề của cha là một nghề xấu, con không nên làm theo cha.

Người con, trả lời :
- Nếu biết xấu , sao cha lại làm? Cha làm được thì con cũng làm được chứ!...

Nghe con nói vậy nên ông quyết định bỏ nghề ăn trộm và kiếm một công việc khác để làm ra đồng tiền bằng chính sức lao động của ông......

Câu truyện kết thúc ở đó cho chúng ta thấy :
- " Nếu mình làm sai thì mình không thể nói người khác làm tốt được .

Thế nhưng mọi chuyện vẫn có thể cứu vãn được nếu chúng ta biết sữa chữa sai lầm của mình ...

" Không có gì là quá muộn nếu chúng ta biết được cái sai của mình và khắc phục nó.

Phần II : Trình độ và đẳng cấp .
Nhớ những ngày đầu tiên khoác bộ võ phục và bỡ ngỡ bước vào sân tập võ và đạt được những kết quả như ngày hôm nay, tôi không thể không tự hào về bản thân mình với những gì đã đạt được.

Ngày trước, sân tập của tôi là sân đất với những viên đá xanh lởm chởm, khi khởi động đến phần bẹt ngang bẹt dọc thì ôi thôi 2 chân của tôi thế nào cũng bị trầy xước đến rướm máu. Rồi đến phần hít đất, 2 tay phải nắm cho thật chặt lại cho đỡ đau vì những viên đá cứ đâm vào tay, đến khi hít xong thì nhìn lại bàn tay của mình bị những viên đá đâm lủng da tay đến chảy máu... Có thể nói thời gian đó tôi cố gắng tập luyện vượt cả giới hạn sức chịu đựng của bản thân. Đến khi đạt được chiếc đai đen chứng nhận cho những cố gắng trong thời gian qua của mình, chứng nhận cho trình độ của mình đã đủ tiêu chuẩn để được đeo chiếc đai đó. Tôi vui mừng đến nỗi đêm đến mà không thể nào chợp mắt được, ngày được thầy đeo chiếc đai đen được làm bằng vải nhung với những hàng chữ thêu trên chiếc đai rất đẹp. Tôi đã vui đến nỗi muốn rơi nước mắt nhưng với tinh thần con nhà võ "có thể chảy máu chứ không được rơi nước mắt", tôi đã ko để cho mình khóc trước đám đông và hãnh diện nhìn mọi người vỗ tay chúc mừng tôi...

Theo thời gian thì công việc khá bận rộn nên tôi không thể tiếp tục thường xuyên luyện tập, đến khi đủ thời gian để tôi có thể đăng ký thi thăng đẳng nhưng tôi đã từ chối không dám đăng ký đi thi, tôi có thể dám chắc rằng nếu đi thi tôi có thể đậu được kỳ thi thăng đẳng đó nhưng đeo 1 chiếc đai với đẳng cấp cao làm chi khi mà trình độ của mình thật sự chưa xứng đáng với nó.

Mỗi một cấp đai đều mang cho nó một sứ mạng quan trọng đó là :

- Chứng nhận cho người đeo đai đó một trình độ kỹ thuật nhất định .

Thế nhưng có lẽ nhiều chiếc đai đã không hoàn thành đúng sứ mạng của nó. Nhiều người đã lợi dụng sứ mạng quan trọng của chiếc đai để sử dụng cho mục đích khác. Có người vì một chữ "oai" nên họ kiếm một cái đai có đẳng cấp cao đeo vào cho đẹp , có người lại vì 2 chữ " quyền lực" với suy nghĩ " Đai càng cao thì quyền lực càng lớn" ... Thế nhưng có ai trong những người như thế nghĩ rằng người khác sẽ nghĩ gì khi biết rằng họ tự mua đai về đeo, hay tự trong nhóm tổ chức thi để thăng đẳng một cách dễ dàng, họ không sợ mọi người sẽ nói rằng :

- "Trình độ như vậy mà cũng đeo đai có đẳng cấp cao như vậy sao ?" hay như
- "Trình độ vậy mà cũng đeo đai cấp cao , cỡ đó chắc tôi đeo đai cao hơn mấy bậc "...

Với riêng tôi thì tôi không bao giờ phục tùng những người như vậy, bởi vì họ thật không xứng đáng với chiếc đai mà họ đang đeo trên người. Chiếc đai mình đeo trên người phải thật sự do chính mình đạt được qua những ngày tháng luyện tập gian khổ, qua những kỳ thi sát hạch thật sự và được chứng nhận chính thức, lúc đó mình mới có thể thật sự tự hào về mình, không ai có thể nhìn mình với những cặp mắt nghi ngờ, thiếu tôn trọng, mà thay vào đó là những ánh mắt kính nể , đầy tôn trọng và khâm phục

Danh Dự Một Người Thầy (3)
" Hãy giữ gìn quần áo khi còn mới
Hãy giữ gìn DANH DỰ khi còn trẻ"
Trong cuộc sống chúng ta thấy rất nhiều nghịch cảnh, trong trường học cũng vậy, chúng ta chỉ thấy có những người Thầy tương đối chứ không có những người Thầy tuyệt đối. Nhiều Thầy Cô dạy cho hết giờ và bảo:
- "Ở trường thời gian có hạn, ai không hiểu bài thì đến nhà Thầy Cô giảng lại cho"..
Làm như vậy tạo cho học sinh sự sợ hải, nếu không đi học thêm sẽ không hiểu bài và bị điểm kém.

Còn trong môn phái Vovinam của chúng ta thì sao?

Trong môn phái chúng ta có những người Thầy tận tâm với học trò, chỉ từng đòn, dạy từng thế tấn, cố gắng huấn luyện và đào tạo các môn sinh trở nên những người tốt và thành tài, có những người Thầy thấy môn sinh ngổ nghịch, không chịu tập, uổng phí tiền bạc và công lao của cha mẹ, thầy phải bỏ nhiều công sức ra dạy dỗ rất là cực khổ...

Nhưng cũng có những người Thầy vào môn phái vì muốn có tiếng, muốn có tiền, có quyền lực, muốn được đeo đai cao, họ đã bất chấp thủ đoạn, chia bè lập phái, âm mưu hại người, lừa Thầy phản bạn....
Lại có một số Thầy mang đai cao mà không hoạt động, thậm chí võ thuật cũng chả biết gì, khi môn sinh thắc mắc hỏi đòn thế thì bảo:
- Bài đó Thầy không nhớ, bây giờ Thầy chỉ học bài cao thôi, hỏi Thầy khác đi.


Tôi có đọc được câu:"Lương tâm con người không bao giờ bị cắn rứt, khi những hành vi đã thành thói quen "(Voltaire)
"Người quân tử chỉ cuối đầu trước lương tâm, mà lương tâm ấy trên thế gian này không ai làm chủ nó được "(VACN).

Trong môn phái còn có những mạnh thường quân, họ là những mạnh thường quân tuyệt vời nếu họ ở đúng cương vị của nhà mạnh thường quân thuần túy, khi tham dự các buổi lễ của môn phái nên bận thường phục không cần phải bận võ phục, và không nên tham gia vào việc nội bộ, lãnh đạo của môn phái thì chúng tôi vẫn kính nể và tôn trọng với trái tim từ ái của môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO.
Theo Thư Viện Vovinam
Về Đầu Trang Go down
 
Danh Dự Một Người Thầy
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» DANH NGÔN VIỆT NAM
» DANH NHÂN LÀNG VÕ VIỆT NAM
» Vũ khí của người Việt cổ đại (P2)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Tài liệu bổ sung :: Võ đạo-
Chuyển đến