VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
    Tìm kiếm
     
     

    Display results as :
     
    Rechercher Advanced Search
    Top posters
    vothuydhsptn
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    Admin
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    vietvodaothainguyen
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    thuyvovinam
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    doan_truong_nhan
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    ♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    voicoi_tt
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    TrangHuyen_90
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    truongchi29
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    a_dreamy_world_xxxx
     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Vote_lcap1 NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_voting_bar NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty 
    Thống Kê
    Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm

    Không

    Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
    Số lượt truy cập website
    Truy vết web

     

      NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    thuyvovinam
    Thành Viên Chính Thức
    Thành Viên Chính Thức



    Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 33
    Points : 99
    Reputation : 0
    Birthday : 15/01/1984
    Join date : 22/01/2011
    Age : 40
    Đến từ : TN

     NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ Empty
    Bài gửiTiêu đề: NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ    NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ I_icon_minitimeSat Mar 05, 2011 12:18 am


    NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ

    Vì mang danh là nhạc võ nên bài bản phần nhiều cũng mang tính chất quân sự như bài: Khai Trường, Xuất Quân, Hành Quân, Hãm Thành, Khải Hoàn.

    Nhạc võ Tây Sơn, muốn biểu diễn đúng theo truyền thống và xem cho đẹp mắt thì trước hết, đi đầu là bộ phận của chiêng, trống, có quân hầu, lọng che; theo sau là hai toán quân (mặc áo cạp nẹp, chân quấn vòng ve, đầu đội nón dấu, tay cầm đao, kiếm, côn...) rồi đến giàn Nhạc Võ đặt trên một chiếc xe đẩy (Nhạc trưởng đứng giữa, hai bên là bốn nhạc công: đờn, kèn, xụp xõa, mõ phụ họa); sau rốt là vị tướng chỉ huy lẫm liệt trên mình voi hoặc ngựa.

    Bắt đầu biểu diễn, vị tướng kêu gọi:

    Ngoài biên thùy quân thù xâm lấn
    Trong nội tình đất nước lâm nguy
    Phận làm trai sinh tử nẹ chi
    Quyết một dạ lên đường cứu quốc!

    Nhạc trưởng tiếp theo

    Anh em ơi!

    (Toàn thể nhạc công)

    "Dạ"

    Lệnh trên đà ban xuống
    Phận dưới phải thi hành
    Dùng kế mưu kích cổ đa thanh
    Ðịch lầm tưởng hùng binh vạn đội

    Ðằng trước khởi chinh cổ, giàn nhạc võ nổi lên và lần lượt theo các bài bản do vị tướng chỉ huy.

    1. Bài Khai Trường

    Bài Khai Trường chỉ dùng để luyện tập quân sĩ hay chào mừng các vị tướng chỉ huy khi cần đến diễn võ trường. Ðiệu nhạc khoan thai, hùng dũng.Thuở xưa, mỗi dịp có vị Hoàng đế hay vị Nguyên soái đến diễn võ trường để mở một cuộc diễn võ, tập võ hay là chọn tướng sĩ thì khi vị ấy bước vào võ trường, mỗi xứ có một điệu nhạc riêng để chào mừng nhà lãnh đạo. Riêng đối với quân Tây Sơn, điệu nhạc đó là ba hồi trống khai trường. Nhưng mà nhạc hát bội thường chỉ có hai cái trống căn bản gọi là "trống âm" và "trống dương" hay "trống quân" và "trống chiến". Nếu người ta biết rằng hát bội ngày nay là do cụ Ðào Tấn ở Bình Ðịnh lập thành qui chế, thì phép đánh trống của hát bội cũng đánh nhái theo điệu Khai Trường của Nhạc Võ Tây Sơn.

    Trống Khai Trường của hát bội phải đánh đúng ba sách, mỗi sách tám phách. Khi đánh đúng 24 phách, nhạc sĩ mở ra thành trống chiến và chờ cho trống quân gióng giáp ba hồi lại 9 tiếng thì người trống chiến phải thét theo. Khi thét xong, nghĩa là khai trường xong thì nhạc sĩ mở trống ra cho nghệ sĩ ra sân khấu. Lúc đó thì người hát hát thứ gì, nam, khách hay xuân... thì người đánh trống phải đánh theo thứ ấy. Nhưng thường người đánh trống chỉ được quyền đánh khi người nghệ sĩ trên sân khấu đã "thủ" và "vĩ". Nếu người đánh trống tự ý đánh theo, gọi là đánh nhái.

    Nói về bài bản của nhạc hát bội thì có 8 bài kể từ bài nhịp một đến nhịp tám còn âm thanh hay hoặc dở tùy theo người nhạc sĩ bắt già hay non mà thôi.

    2. Bài Xuất Quân

    Xuất quân có nghĩa là đem quân đội ra chiến trường, nó có nghĩa là khởi hành và bao giờ khởi hành thì điệu nhạc phải làm sao cho tinh thần chiến sĩ phấn khởi lên, hăng hái lên và cũng phải gây cho được trong lòng mọi người một niềm tin chiến thắng. Do đó, nhạc xuất quân của Nhạc Võ Tây Sơn theo điệu này là một điệu nhạc hùng, nhịp của nó càng nhặt làm cho tim mọi người đập càng lúc càng mau, nghe hăng hái, phấn khởi.

    3. Bài Hành Quân

    Ta tưởng tượng một đạo quân hùng hậu đã xuất quân trong tình thần tối cao nhưng mà sau một khúc đường dài chắc hẳn cũng đã thấy mệt mỏi. Trong lúc ấy vị tướng chỉ huy chỉ kêu gọi nầng cao tinh thần suông, chúng ta có cảm tưởng rằng lời kêu gọi ấy không được đáp ứng. Trái lại, nếu lời khuyến khích là một lời êm ái, dịu dàng, có vẻ vui vẻ, có vẻ đùa cợt ... thay vì đem lời hùng hồn thì đem lời an ủi êm ái, chắc có lẽ kết quả sẽ hay hơn.

    Ðọc truyện Tàu, chúng ta còn nhớ lúc Quản Di Ngô ngồi trong cũi để được đưa về nước Tề thì thấy các quân khiêng cũi hơi mệt mỏi nên Quản Di Ngô bèn đặt ra những bài ca, bài hát để cho quân sĩ đi theo nhịp bài ca mà quên mệt mỏi. Còn trong dã sử của Tây Sơn, người Bình Khê thường thuật lại rằng: Khi quân Tây Sơn đi ra Thăng Long ngày đêm không nghỉ phải hai người võng một người thì tránh sao khỏi cái việc khiêng liên tiếp mười mấy ngày, quân Tây Sơn cũng có thể mệt mỏi, và huyền thoại truyền rằng vua Quang Trung mới bày ra chuyện thi đua kể chuyện tiếu lâm để cho quân sĩ hào hứng quên sự mệt mỏi và, chúng tôi cũng tin rằng không biết chừng dàn trống của Nhạc Võ Tây Sơn lúc ấy lại trổi khúc hành quân nhằm mục đích giống như mục tiêu của việc thi đua kể chuyện tiếu lâm trên kia.

    Khúc nhạc này của Nhạc Võ Tây Sơn cũng diễn tả được cái ý nghĩ đó. Khúc nhạc này có đoạn nhạc sĩ chỉ đánh thuần bằng tay không, bằng những ngón tay, bàn tay, nắm tay và cùi chỏ nghe rất vui tai và xem đẹp mắt.

    4. Bài Hãm Thành

    Bây giờ chúng ta lại tưởng tượng tiếp như đoàn quân Tây Sơn đã đến dưới chân thành và vị tướng chỉ huy đã ra lệnh hãm thành thì phận sự của nhạc sĩ sử dụng giàn trống là phải gây cho chiến sĩ một tinh thần nỗ lực tối đa để công phá thành trì hầu cướp được cho mau lẹ. Ðiệu nhạc này nghe thật là sôi nổi, dồn dập, kích động tối đa lòng dũng cảm của mọi người.

    5. Bài Khải Hoàn

    Và sau cùng là bài Khải Hoàn. Ðiệu nhạc này dĩ nhiên âm thanh phải diễn đạt cho được sự vui mừng, phấn khởi, hò reo của kẻ chiến thắng.

    Ai đã có nghe xem Nhạc Võ Tây Sơn sẽ nhận rõ điều đó. Tôi nói nghe và xem vì Nhạc Võ Tây Sơn xem đã đẹp mắt mà nghe cũng vui tai. Ðiệu bộ và âm thanh hòa nhịp khi khoan, khi nhặt, khi bổng, khi trầm, khi lơi lả, lúc dồn dập thật là khó tả.

    ... Nhạc khí căn bản của nhạc võ Tây Sơn là một dàn trống do quân Tây Sơn dùng khi thao diễn quân sĩ tại võ trường, khi xuất quân cho khí thế thêm mạnh mẽ, khi thúc quân lướt tới trận mạc cho mau lẹ, khi cần hành quân tiến thối nhịp nhàng, khi hãm thành cho uy thế thêm mãnh liệt, hoặc là khi khải hoàn mà reo mừng thắng trận.

    Bộ trống đúng theo kinh điển gồm 12 cái, mỗi cái mang tên một con giáp của thập nhị chi: tí, sửu, dần, mẹo, thìn... và khi học nhạc thì tên các con giáp này cũng là tên các cung bậc do tiếng trống phát ra. Ðường kính mỗi trống lớn, nhỏ khác nhau, da bịt trống thì căng chùng, thẳng cũng khác nhau nên tiếng trống cao thấp khác nhau.

    Trước khi chơi, nghệ sĩ đi một đường quyền, bái tổ rồi mới bắt đầu đánh trống và các bản nhạc lần lượt nổi lên. Nghệ sĩ, điệu bộ hùng dũng, công lực dồn lên nét mặt, trổ ra hai tay dồn dập bên 12 cái trống xem như một nghệ sĩ đang múa đường quyền bên 12 cái trống kiểu lăng ba vi bộ nên mới gọi là nhạc võ. Nghệ sĩ chơi bộ môn này cần phải biết võ thuật và khiếu thẩm âm để sự biệu diễn tăng thêm phần ngoạn mục.

    NGHỆ THUẬT BỊ MAI MỘT

    Những năm trước đây, không nghe ai nhắc đến "Nhạc Võ Tây Sơn" là vì một lẽ dễ hiểu. Thói đời thắng được thì là vua mà thua là giặc. Khi nhà Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn Gia Long chiến thắng, nhà Tây Sơn bị nhà Nguyễn tru di đến nỗi mộ phần của các Ngài cũng bị quật lên, nghiền xương tán nhỏ làm thuốc súng bắn xuống biển, các tôi trung nhà Tây Sơn đều phải mai danh ẩn tích. Thậm chí đến những cái hay của nhà Tây Sơn cũng phải dấu đi kẻo để lộ cho người khác biết được đi báo thì sẽ bị tù đày. Do đó mà di tích nhà Tây Sơn đều bị phá bỏ hết. Ðồng bào Bình Khê thương nhớ ba Ngài lén lập đền thờ mà bề ngoài cũng phải ngụy trang là miếu thờ thần. Ai có thương nhớ giữ được cái gì hay của Ba Ngài thì để bụng chẳng dám phô trương vì sợ chính quyền nhà Nguyễn mà hay được thì không tránh khỏi hậu quả khốc hại. Nhạc võ Tây Sơn cũng cùng chung cái số phận này.

    Về môn Cổ thì võ sinh thường treo lủng lẳng ngay hàng, hàng năm, muời cái trống (loại trống chầu hát bội) để tập võ. Võ sinh sẽ đánh, đá vào cá cái trống ấy. Trống bị sức mạnh đánh, đá sẽ văng ra xa và nhờ dây treo thối ngược lại. Lối tập võ bằng trống này, một là để tạo những cú đánh (đấm), đá mạnh, nặng cân hơn; hai là để tập sự nhanh nhẹn chống đỡ, tránh né. Nếu ai không tinh mắt lẹ tay thì chắc chắn sẽ bị trống thối ngược lại đập cho vỡ mặt, gãy xương.

    Lần về sau, dường như con người mỗi ngày một yếu dần nên không còn ai dám tập võ bằng trống nữa mà tập bằng những bao đựng cát hoặc bằng bưởi, bòng... Từ đó, danh từ tập võ bằng trống không còn ai dám nhắc tới vì nhắc tới cũng thêm hổ thẹn với người xưa, dần dà rồi mai một.

    Có người bảo Nhạc Võ Tây Sơn là biến thể của lối tập võ bằng trống này. Ðiều đó không lấy gì làm chắc. Nhưng nếu quả vậy thì nhà Tây Sơn thật là kỳ tài đã khéo khai thác từ bộ môn võ thuật chuyển sang bộ môn âm nhạc, rồi lại dùng âm nhạc mà giáo dục võ thuật, gây không khí hào hứng trong quần chúng, kích động lòng hăng say chiến đấu của các chiến sĩ bằng tiếng trống.

    Ngày nay, tại Kampuchia, người ta cũng dùng trống để tập võ. Trên võ đài Miên mà thiếu tiếng trống thì võ sinh không tài nào biểu diễn được). Xin khép ngoặc lại.

    ... Ai có dự xem trên phim ảnh các lối đánh trống ở nước ngoài đều phải công nhận rằng nghệ thuật đánh trống của Tây Sơn thật là kỳ ảo.

    TÂM TÌNH NGƯỜI VIẾT

    Người viết bài này hân hạnh trước đây đã có mặt trong tất cả các buổi trình diễn Nhạc Võ Tây Sơn, nhưng không có lần nào mãn nguyện. Bởi lẽ, theo người viết, bộ môn văn hóa này cần phải được chấn hưng và trình diễn theo đúng truyền thống. Thế nhưng từ trước đến giờ, về mặt chính quyền thì ít để ý đến, mặc dù trên thực tế đã công nhận nó là hay và siêu việt nhưng không đật thành kế hoạch để chấn hưng. Còn nghệ sĩ thì vì thiếu sự để ý, đề cao của chính quyền, nên mặc cảm bị bỏ rơi, phần thì bận rộn sinh kế làm ăn nên cũng không công đâu tập luyện. Cho nên trong tất cả những lần trình diễn, người nghệ sĩ đều ở trong tình trạng bị "bắt cóc", chẳng khác nào bắc nước sôi rồi mới đuổi gà nên không tránh khỏi sự lụp chụp vì thiếu chuẩn bị, thiếu tập dợt; nghệ sĩ nhớ được ngón nào học được của ngày trước thì trổ ra ngón ấy chứ không có thì giờ xét duyệt lại, tập tành thêm cho hay, cho hoàn mỹ và thường chỉ trình diễn thuần việc đánh trống, thiếu phần phụ họa.

    Người viết xin mạn phép ước mơ mà đề nghị với nhà hữu trách Việt Nam sau này, nặng tình với Văn Hoá Dân Tộc, nếu xét thấy bộ môn Nhạc Võ Tây Sơn là một quốc túy và có một giá trị lịch sử huy hoàng thì cần phải đật kế hoạch cụ thể để bảo tồn và phát huy. Tìm kiếm những nghệ sĩ nào còn giữ được chân truyền bộ môn này, truyền lại cho đoàn hậu tấn. Ngày xưa, "Người Việt đã nghe tiếng gọi của Trưng Trắc, Trưng Nhị mà chống lại Tô Ðịnh muốn lấy luật pháp mà trói buộc; đã mười năm gian khổ theo Lê Lợi để khỏi phải bím tóc và kết đuôi sam giống người Minh; đã cùng Nguyễn Huệ đánh trống tiến quân vào Thăng Long để đuổi đám tướng binh nhà Thanh nhiễu loạn cuộc sống của dân chúng. Và chắc chắn mãi mãi về sau này, dân tộc Việt Nam còn thì văn hóa dân tộc Việt Nam cũng vẫn có, và vẫn còn cái tinh thần bất khuất để bảo vệ nền văn hóa của dân tộc" (2). Bởi vì tiếng trống Lạc Việt luôn luôn mang nặng tình tự dân tộc và văn hóa Việt Nam không bao giờ thiếu vắng tiếng trống đặc trưng đó.

    Theo THÁI TẨU
    Houston, Xuân Bính Thìn, 2000
    Ðặc san QUANG TRUNG & TÂY SƠN
    Xuân Canh Thìn 2000
    Về Đầu Trang Go down
     
    NHẠC VÕ TÂY SƠN - BÀI BẢN NHẠC VÕ
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Nghe nhạc online

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Tài liệu bổ sung :: Các môn phái :: Cổ truyền-
    Chuyển đến