VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
Admin
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
vietvodaothainguyen
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
thuyvovinam
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
doan_truong_nhan
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
voicoi_tt
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
TrangHuyen_90
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
truongchi29
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
a_dreamy_world_xxxx
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Vote_lcap1SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_voting_barSƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Go down 
Tác giảThông điệp
vothuydhsptn
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
vothuydhsptn


Tổng số bài gửi : 245
Points : 849
Reputation : 1
Join date : 23/12/2010

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Empty
Bài gửiTiêu đề: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO   SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO I_icon_minitimeThu Dec 23, 2010 9:25 am

Bài viết này được sưu tầm và biên soạn lại từ các nguồn tài liệu khác nhau, hy vọng sẽ giúp các bạn hiếu hơn về nguồn gôc và quá trình phát triển của Vovinam - Việt võ đạo - Một môn võ THUẦN VIỆT.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO

I.TÓM LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MÔN VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
- 1938: Cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc hoàn thành công cuộc nghiên cứu Vovinam.
- 1939: Biểu diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội.
- 1940: Mở lớp công khai đầu tiên tại Trường Sư phạm Hà Nội.
- 1960: Sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời, chưởng môn Lê Sáng kế nghiệp.
- 1964: Khôi phục Vovinam tại Sài Gòn
- 1973: Quảng bá sang châu Âu.
- 1978: Khôi phục phong trào trong nước.
- 1992: Giải vô địch VVN-VVĐ toàn quốc lần 1.
- 2007: Thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF)
- 2008: Thành lập Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF)
- 2009: Thành lập Liên đoàn Vovinam châu Á (AVF), giải vô địch Vovinam thế giới lần 1, VVN-VVĐ trở thành môn võ dân tộc đầu tiên của Việt Nam được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại AIG III.
- 2010: Hội nghị phong trào VVN-VVĐ châu Âu, chuẩn bị thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVF) vào tháng 9; Vận động đưa VVN-VVĐ vào chương trình thi đấu SEA Games 26; Giải vô địch vovinam châu Á (tháng 7).
II. CHÂN DUNG CỐ VÕ SƯ SÁNG TỔ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
II.1. CHÂN DUNG CỐ VÕ SƯ SÁNG TỔ
Vovinam-Việt võ đạo (VVN-VVĐ) do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nội vào năm 1938 trên cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu tinh hoa các võ phái khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải; nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuật của mình theo nguyên lý Cương Nhu phối triển. Sau khi võ sư Nguyễn Lộc qua đời, võ sư chưởng môn Lê Sáng và các môn đệ kế nghiệp tổ chức lại bộ máy, từng bước hệ thống, bổ sung lý thuyết võ đạo, bài bản, đòn thế…và chung tay góp sức đưa môn phái phát triển như ngày nay.

Tây (nay thuộc TP Hà Nội) được cấu tạo bởi phù sa 3 dòng sông lớn: sông Nhị (Hồng Hà), sông Đà (Hắc Giang) và sông Lô; 2 nhánh sông nhỏ - sông Con (Tích Giang) bắt nguồn từ Ba Vì chảy quanh vùng và sông Đáy (Hát Giang) chạy ven địa giới phía Đông của tỉnh đã góp phần tạo cho Sơn Tây thành một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ. Bên cạnh đó, Sơn Tây còn có ngọn Ba Vì hùng vĩ. Gần Ba Vì là hệ thống núi lửa Đa Chông trùng điệp và một dãy núi đá vôi lớn ở phủ Quốc Oai (nhiều lần là thủ đô của Việt Nam thời phong kiến, lúc còn có tên Phong Châu) chiếm cứ một dãy đất rộng lớn từ bờ sông Đáy đến sông Đà. Tuy thuộc vùng châu thổ tiếp giáp với đồi núi nhưng khí hậu của Sơn Tây lại gần giống với các tỉnh vùng cao, nên người dân vừa có tinh thần khoáng đạt của người miền núi, vừa có nếp sống văn minh của cư dân các tỉnh đồng bằng. Địa linh này đã sản sinh nhiều nhân kiệt như Nguyễn Tuấn (Sơn Tinh), Bố Cái Đại Vương, Trưng Vương, Ngô Quyền, Từ Đạo Hạnh, Vũ Công Duệ, Phùng Khắc Khoan, Tản Đà ... Và tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, ngày mùng tám, tháng tư, năm Nhâm Tý (24/5/1912), ông Nguyễn Lộc đã cất tiếng khóc chào đời.
Ông là trưởng nam trong một gia đình có 5 anh chị em (Nguyễn Thị Thái, Nguyễn Dần, Nguyễn Ngọ và Nguyễn Thị Sinh). Thân sinh - cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu - cụ bà Nguyễn Thị Hòa. Gia tộc cụ ông từng sinh sống, lâu đời tại làng Hữu Bằng. Một thời gian sau, vì sinh kế, cụ ông chuyển gia đình đến ngụ trong một ngôi nhà bình dị ở đường Harmand Rousseau (phía sau chợ Hôm-Hà Nội). Khi người con trai đầu lòng cắp sách đến trường, cụ ông đã nhờ một vị lão võ sư khai tâm cho con mình những thế võ và vật dân tộc để rèn luyện sức khỏe và phòng thân.
Ông Nguyễn Lộc trưởng thành trong thảm cảnh quê hương Việt Nam bị thực dân Pháp đô hộ hơn nửa thế kỷ. Thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ đang bị chi phối bởi 2 khuynh hướng: “Một bên là hy sinh dấn thân vào con đường cách mạng cứu nước; còn một bên là buông mình theo lớp vỏ văn minh hào nhoáng của phương Tây mà những thú vui sa đọa, những phong trào thể thao của lớp thượng lưu trưởng giả được thực dân Pháp khuyến khích để ru ngủ các tầng lớp thanh niên”. Là thanh niên, ông rất đau lòng trước thực trạng quê hương. Tất nhiên, ông không bằng lòng và lên án gắt gao dã tâm của bọn thực dân thống trị và tay sai. Theo ông, một trong những yếu tố đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đến thành công là cần xây dựng cho thanh niên lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần tự hào dân tộc, ý thức cách mạng, ý chí quật cường và nghị lực quả cảm; tất cả những điều đó phải được chứa đựng trong một thân thể khỏe mạnh, đanh thép, sức lực dẻo dai, chịu đựng được mọi gian khổ, có khả năng tự vệ và chiến đấu. Vì thế, ông có ước vọng góp phần hun đúc và cống hiến cho tổ quốc những người con yêu nước có đạo đức, ý chí quyết thắng, đủ năng lực và sức khỏe để chiến thắng thắng sự hèn yếu, bạc nhược về tâm hồn và thể xác hầu vươn đến một lối sống tốt đẹp hơn: “Sống, giúp người khác sống và sống vì người khác”.
Mang hoài bão ấy, ngoài việc tu dưỡng đạo đức, trau giồi học vấn, ông còn dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu nhiều môn võ khác. Ngày đêm ông thường bầu bạn với nhiều loại sách báo khác nhau từ Triết học, Văn học, Sử học... đến cả Y học. Tất cả những ý tưởng quan trọng về võ học và những vấn đề liên quan đều được ông ký chú, phân loại cụ thể. Khu vực bờ đê sông Hồng từ bến Phà Đen đến Viện Bác cổ, nhà Hát Lớn đều có dấu chân ông chạy nhảy, đi quyền, múa côn... từ lúc mặt trời chưa tỉnh giấc. Ngoài ra, ông còn đến tham quan các võ đường, dự khán những trận tỉ thí võ đài hoặc mạn đàm cùng một số võ sư danh thời hầu tìm hiểu thêm các đòn thế hay, đẹp, hiệu quả của các môn võ Trung Quốc, Nhật, Xiêm (Thái Lan), Quyền Anh... Qua đó, ông nhận thấy môn nào cũng có ưu điểm. Có môn thiên về cương, kỹ thuật cứng và mạnh; có môn thiên về nhu, kỹ thuật linh hoạt, khéo léo, uyển chuyển, ít dùng sức. Riêng các môn võ Việt Nam rất độc đáo, không theo cương hay nhu nhất định mà biến hóa, linh động tùy theo thể tạng mỗi người, mỗi địa phương. Do sáng tạo từ lâu đời, võ Việt Nam cũng có một số kỹ thuật không còn phù hợp với thời đại mới nhưng ông cũng nhận thấy rằng các kỹ thuật đó vẫn phát triển được những tố chất của cơ thể như thăng bằng, chính xác, khéo léo... mà con người ở thời đại nào cũng cần. Vấn đề cốt lõi là thông qua những bài bản xưa để tìm ra phương pháp huấn luyện mới, đáp ứng được tính khoa học, hiện đại, phù hợp với nếp nghĩ và sinh hoạt văn hóa thời đại mới mà vẫn giữ được tính dân tộc. Từ việc nhận ra thực chất của những kỹ thuật, bài võ đi đến việc nhận rõ giá trị đặc thù của từng môn võ, đồng thời đối chiếu với đặc điểm tâm lý và thể tạng của người Việt Nam, ông nhận thấy cần phải xây dựng một môn võ mang tính dân tộc, khoa học và hiện đại để giúp thanh niên có một phương pháp rèn luyện sức khỏe mang danh dân tộc vì trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự là 2 yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại.
Với các luận cứ đó, ông Nguyễn Lộc đã lấy môn vật và võ dân tộc Việt Nam làm nền tảng, khai thác mọi tinh hoa võ thuật đã có trên thế giới để sáng tạo thành môn phái riêng đặt tên là Vovinam (VVN). Khoảng mùa thu năm 1938, khi công trình nghiên cứu hoàn thành, ông huấn luyện thể nghiệm cho một số thân hữu cùng lứa tuổi. Trong thời gian này, VVN lại được ông tiếp tục sửa chữa, bổ sung về lý luận lẫn kỹ thuật. Ngót một năm sau, ông đem lớp môn sinh đầu tiên ra mắt quần chúng tại nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thu hút đông đảo người xem và thành công rực rỡ. Để thuận lợi trong việc truyền bá và phát triển “người con tinh thần” của mình, ông nhận lời mời của bác sĩ Đặng Vũ Hỷ - Hội trưởng Hội thân hữu Thể thao - tổ chức các lớp dạy VVN dành cho thanh niên. Lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra. Trong khoảng gần 15 năm (1940 - 1954), VVN đã được quảng bá rộng rãi ở Hà Nội và lan dần sang các tỉnh Sơn Tây, Nam Định, Thanh Hóa... Vào thời kỳ này, tuy chương trình huấn luyện có phân thành 3 cấp: Sơ đẳng, trung đẳng và cao đẳng nhưng không mấy ai học quá 3 năm vì thời cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết, vì đôi lúc thực dân Pháp cấm cản, trừ đội ngũ cốt cán tập luyện bí mật. Các lớp võ công khai thường chỉ kéo dài 3 tháng gồm: Bài tập thể dục (10 động tác), luyện tấn, cạnh tay, bắp tay rắn chắc; bay người, rạp xuống, trườn bằng khuỷu tay và đầu gối; các lối nhào lộn, tập các động tác ngã; các thế phản đòn cơ bản, các thế khóa gỡ; 4 bài song luyện; các thế tự vệ chống kiếm, gậy (côn), mã tấu; 21 đòn chân không dạy riêng lẻ mà ghép trong các bài song luyện. Khi luyện tập, biểu diễn, các môn sinh mặc quần đùi, mình trần.
Năm 1945, ông Nguyễn Lộc lập gia đình cùng bà Nguyễn Thị Minh (con của cụ ông Nguyễn Ngọc Hoán và cụ bà Bùi Thị Ngọ) và có 9 người con (3 trai).Vóc dáng to khỏe (trên 90 kg) và tuy là một võ sư nổi tiếng nhưng trong con người ông vẫn tuôn chảy một giòng máu nghệ sĩ. Bên bình trà nóng, bao thuốc lá, ông mải mê đàm luận thơ văn, hội họa, nghệ thuật nhiếp ảnh... suốt buổi hoặc trọn đêm với bạn bè, môn đệ. Thân mật, hoà đồng, giản dị, ông thích và cho phép các môn đệ gọi mình bằng hai tiếng “anh Lộc” thân tình; đây là điều hiếm thấy trong giới võ lâm. Những học trò sống cạnh ông đều hưởng những tình cảm đôn hậu và sự chăm lo chu đáo. Tuy vậy, khi bắt tay vào công việc, học tập, ông rất nghiêm túc, cẩn trọng, luôn đặt yêu cầu cao đối với bản thân và cộng sự. Giao lưu rộng rãi, tính tình hào hiệp, con thiếu sữa vẫn mang gạo tiền giúp đỡ bạn bè khi gặp cơn bí cực, vì thế ông rất được mọi người chung quanh quý trọng.
Năm 1954, ông Nguyễn Lộc vào Sài Gòn, tổ chức cuộc biểu diễn VVN đầu tiên tại rạp Norodome (nay là Công ty xổ số kiến thiết, đường Lê Duẩn, TP Hồ Chí Minh), mở lớp võ tại đường Thủ Khoa Huân (Avigateur Garros), Nguyễn Trãi (Frère Louis), Nguyễn Khắc Nhu, và cử môn đệ huấn luyện ở trường Hiến binh Thủ Đức (tỉnh Gia Định), TP Đà Lạt... Trong lúc công việc mới bắt đầu còn đầy khó khăn, ông lại qua đời vào ngày mồng bốn, tháng tư, năm Canh Tý (29/4/1960). Hiện di cốt ông được bảo quản tại số 31 đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
Ngày 11/11/1960, nhân võ sư Phạm Lợi (môn Judo) tham gia cuộc đảo chính do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, chế độ Sài Gòn đã hạn chế các võ phái hoạt động. Tuy nhiên, một số lớp VVN vẫn tập luyện tại các trường Hồ Vũ, Thăng Long, Saint Thomas... do võ sư Trần Huy Phong và vài võ sư khác hướng dẫn.
II.2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
II.2.1. GIAI ĐOẠN 1964-1975
Ngày 01/11/1963, nhóm Dương Văn Minh hạ bệ Ngô Đình Diệm. Cùng với các võ phái khác, VVN bắt đầu hồi phục từ đầu năm 1964. Vào thời điểm này, chiếc áo thun ba lỗ (may-ô) và quần đùi mà võ sinh đã mặc trong thời kỳ trước được thay thế bằng bộ võ phục màu xanh da trời như hiện nay. Sau khi võ đường đầu tiên (tính từ 1964) ra đời tại số 61 đường Vĩnh Viễn, quận 10 (Sài Gòn), võ sư chưởng môn Lê Sáng (sinh năm 1920 - 2010), võ sư Trần Huy Phong (1938 - 1997), võ sư Nguyễn Văn Thư và một số thành viên khác đã họp để soạn thảo Quy lệ môn phái, vạch ra phương hướng củng cố và phát triển môn phái. Dựa trên tư tưởng, kỹ thuật và bài bản của cố võ sư Nguyễn Lộc truyền lại, võ sư Lê Sáng và một vài võ sư cao cấp đã bổ sung, xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực, và võ thuật rõ ràng theo từng đẳng cấp: Sơ đẳng (đai xanh, có 3 cấp), trung đẳng (vàng, 3 cấp), cao đẳng (đỏ, 7 cấp) và thượng đẳng (trắng, dành riêng cho chưởng môn). Hệ thống kỹ thuật cũng dần dần có thêm các đòn thế, bài bản mới như: 30 thế liên hoàn chiến đấu, 28 thế vật căn bản và 3 bài Song đấu vật, Song luyện dao găm, Thập tự quyền, Long hổ quyền, Xà quyền, Lão mai, Ngọc trản, Hạc quyền, Việt võ đạo quyền, Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp, Tứ tượng côn pháp, Nhật nguyệt đại đao, Thái cực đơn đao, Bát quái song đao, Mộc bản pháp, Thương lê pháp, Song đấu búa rìu, Song đấu mã tấu. Bằng hoạt động năng nổ, sáng tạo của võ sư chưởng môn Lê Sáng và các môn đệ, VVN đã thu hút được sự chú ý của nhiều giới và các võ đường khác dần dần xuất hiện như võ đường Trần Hưng Đạo, Hoa Lư... Năm 1966, VVN được đưa vào trường học mà công đầu là của võ sư Phùng Mạnh Chữ - tự Mạnh Hoàng (1938 - 1967). Cũng từ năm này, danh xưng Vovinam bổ sung thành Vovinam-Việt võ đạo để thanh, thiếu niên chú trọng đến tinh thần dân tộc khi luyện võ hầu phấn đấu rèn luyện bản thân cả 3 phương diện: Tâm, Trí, Thể, nhằm phục vụ cho dân tộc và nhân loại. Nhiều trường công lập và tư thục lớn tại Sài Gòn lúc bấy giờ như Pétrus-Ký (nay là Lê Hồng Phong), Gia Long (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), Chu Văn An, Cao Thắng, Hưng Đạo, Don Bosco, Phan Sào Nam, Đức Trí, Taberd, Quốc Việt… đều có lớp tập chính khóa hoặc ngoại khóa do các võ sư Lê Công Danh, Trần Văn Bé, Trần Văn Trung, Nguyễn Văn Thông… phụ trách góp phần tạo nên một phong trào rèn luyện sức khỏe sôi nổi và rộng lớn. Công tác đào tạo đội ngũ cốt cán, nghiên cứu, biên soạn hệ thống lý luận, kiến thức VVN-VVĐ cũng được quan tâm. Nhiều sách, đặc san của môn phái do Ban nghiên cứu Vovinam - Việt võ đạo biên soạn đã được xuất bản trong giai đoạn này như: Việt võ đạo nhập môn, Việt võ đạo cương yếu, Tinh hoa Việt võ đạo... Năm 1968, võ đường 61 Vĩnh Viễn dời đến số 31 Trần Hoàng Quân (nay là 31 Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP HCM) và là trung tâm điều hành tất cả hoạt động của môn phái. Sau mấy năm vượt qua thử thách và đạt nhiều thành quả tốt đẹp, VVN được một số ban ngành mời giảng dạy. Được học tập các lớp đặc huấn (đào tạo HLV) và qua rèn luyện trong thực tiễn, hàng loạt võ sư, HLV được tung đi các tỉnh, thành phố ở miền Nam để xây dựng và phát triển phong trào như: Trịnh Ngọc Minh (Nha Trang), Trần Tấn Vũ (Phú Yên), Ngô Kim Tuyền (Bình Dương), Nguyễn Văn Chiếu (Quy Nhơn), Nguyễn Văn Nhàn, Nguyễn Văn Sen (Cần Thơ),Trần Văn Mỹ (Hậu Nghĩa), Dương Minh Nhơn (Kiên Giang), Nguyễn Tôn Khoa (An Giang), Nguyễn Văn Vang (Vĩnh Long), Nguyễn Văn Ít (Mỹ Tho)... Hằng năm, vào dịp Lễ tưởng niệm cố võ sư sáng tổ, các trưởng đơn vị đều tập trung về Sài Gòn dự lễ, tập huấn, thi cử, tạo thành truyền thống tốt đẹp. Võ sư chưởng môn Lê Sáng và một số võ sư cao cấp cũng thường xuyên đi thăm hỏi, chấm thi ở nhiều nơi để hỗ trợ, động viên phong trào. Bên cạnh việc quảng bá võ thuật, VVN-VVĐ còn tham gia một số công tác xã hội… Có thể nói, đây là giai đoạn môn phái trưởng thành về nhiều mặt, võ đường mọc lên hầu hết các tỉnh phía Nam và theo chân các du học sinh như:Trần Nguyên Đạo, Nguyễn Thị Huệ, Trần Đại Chiêu, Dương Quan Việt, Hà Chí Thành...để xuất hiện ở Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ... vào đầu thập niên 70. Người có công dựng cột mốc đầu tiên để phát triển VVN-VVĐ ra quốc tế (1973) là giáo sư Phan Hoàng.
II.2.2. GIAI ĐOẠN 1976-2002
Khoảng gần một năm sau ngày thống nhất đất nước, võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã tập hợp một số võ sư, HLV về Quận 8, TP Hồ Chí Minh ôn luyện, sau đó biểu diễn tại đây và vài nơi khác như quận 3, huyện Bình Chánh.… Ngày 15/12/1978, được sự chấp thuận của Sở Thể dục Thể thao (TDTT) TP HCM và UBND quận 8, lớp VVN-VVĐ chính thức khai giảng tại tụ điểm hồ bơi Hòa Bình (đường Chánh Hưng - Quận Cool do võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Văn Ký, Đỗ Văn Phước hướng dẫn, mở đầu quá trình khôi phục phong trào trong thành phố. Từ thời điểm này đến đầu những năm 80, các võ sư ở một số tỉnh, thành khác như: Nguyễn Hữu Hạnh (Cần Thơ), Nguyễn Bá Thuận (Nha Trang), Đinh Văn Hòa (Bình Định)... cũng xin phép ngành TDTT địa phương mở lớp huấn luyện. Tháng 6/1980, VVN-VVĐ tham dự đợt Hội thao võ thuật do Viện Khoa học Giáo dục và Trường Cao đẳng Sư phạm TD Trung Ương 2 tổ chức tại TP HCM. Năm 1985, VVN-VVĐ được mời huấn luyện cho Lớp Nghiên cứu võ thuật phía Nam (khóa tập trung 4 tháng) của Cục Cảnh vệ (Bộ Nội vụ nay là Bộ Công an). Một sự kiện đáng chú ý ở cuối thập niên 80 là Hội Việt võ đạo TP HCM được thành lập (1989) vì có ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, nhân sự lẫn sự quan tâm của các tỉnh, thành khác đối với bộ môn. Trước sự hồi phục của phong trào và những cố gắng thể thao hóa bộ môn của võ sư Trần Huy Phong, Nguyễn Văn Chiếu…VVN-VVĐ đã được Tổng cục TDTT (nay là Ủy ban TDTT) đưa vào chương trình Hội diễn kỹ thuật khu vực 3 (1990). Đến tháng 9 năm này, 4 võ sư: Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thanh Liêm, Tô Mạnh Hòa được mời sang biểu diễn tại Belarussia và cử võ sư lưu lại huấn luyện.
Nhằm tạo điều kiện cho VVN-VVĐ phát triển, ngành TDTT các địa phương đã tiến hành giải thi đấu cấp tỉnh, thành. Sau đó Tổng cục TDTT đã cho tổ chức giải vô địch toàn quốc (VĐTQ) lần đầu tiên từ 4 – 6/12 /1992 tại TP HCM, quy tụ 178 võ sĩ của nhiều tỉnh, thành, tranh tài 2 nội dung: Hội thi kỹ thuật và đấu đối kháng. Vài năm sau, các địa phương còn có thêm giải Thiếu niên, Trẻ, Hội khỏe Phù Đổng, khu vực… Để thống nhất việc quản lý và chỉ đạo chuyên môn, tháng 4/1994 Tổng cục TDTT thành lập Ban điều hành lâm thời VVN-VVĐ Việt Nam. Hàng năm, Ban điều hành đều tổ chức các Hội nghị chuyên môn toàn quốc (ôn luyện kỹ thuật, từng bước hoàn chỉnh luật thi đấu đối kháng, luật hội diễn, nghiệp vụ Trọng tài, biên soạn sách kỹ thuật…), thi thăng cấp cao đẳng. Chuyến biểu diễn thành công vang dội của VVN-VVĐ tại Lễ hội Văn hóa - Thể thao truyền thống thế giới lần thứ 2 (52 quốc gia tham dự) tổ chức ở Thái Lan vào tháng 12 năm 1996 đã thu hút thêm sự chú ý của những người yêu thích võ thuật dân tộc. Đến giải vô địch toàn quốc lần thứ 6 (27 - 30/12/1997), với 215 VĐV thuộc 12 tỉnh, thành và 2 ngành (Quân Đội, Thể thao Đại học) tham dự, VVN-VVĐ Việt Nam đã được khẳng định trong sự nghiệp thể thao của nước nhà qua việc Ủy ban TDTT phong cấp cho các VĐV đoạt huy chương. Nhằm mở rộng địa bàn, 3 lớp tập huấn Hướng dẫn viên dành cho các tỉnh phía Bắc lần lượt tiến hành tại Thanh Hóa (1998), Hà Tây (2000) và Quảng Bình (2001) đã tạo điều kiện cho khu vực này xây dựng bộ môn và từng bước hòa nhập vào phong trào chung… Đặc biệt, nhân dịp chào mừng 300 năm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh và kỷ niệm 60 năm thành lập môn phái, Hội VVĐ TP HCM đã phát hành huy hiệu lưu niệm và phối hợp cùng Liên đoàn Võ thuật TP HCM tổ chức Hội diễn VVN-VVĐ quốc tế lần thứ 1 vào ngày 20/7/1998 tại Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Quận 3, với sự góp mặt của 4 quốc gia: Việt Nam, Pháp, Ý, Tây Ban Nha. Cuộc Hội diễn quốc tế này đã trở thành giải truyền thống hằng năm với sự tham gia của các nước ngày một đông hơn. Hai đài truyền hình của CHLB Đức và Thể thao châu Á cũng đến Việt Nam làm phim về hoạt động của VVN-VVĐ và các võ sĩ Nguyễn Hồng Quỳ, Phạm Thị Phượng (TP HCM), Nguyễn Văn Phúc (Cần Thơ) vào năm 1999. Võ sư Patrick Levet (Tây Ban Nha) cũng xuất bản 1 quyển sách, 2 băng video về kỹ thuật VVN.
Nhìn chung, sau gần 30 năm trải qua không ít gập ghềnh, được sự quan tâm của ngành TDTT các cấp, sự cố vấn, hỗ trợ của võ sư chưởng môn và lòng tận tụy hy sinh của tất cả võ sư, HLV và môn sinh; hiện nay VVN-VVĐ thu hút khoảng 50.000 môn sinh thường xuyên luyện tập tại hầu hết các tỉnh phía Nam và một số tỉnh ở phía Bắc như: Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Tây… Hoạt động của môn phái tại Việt Nam đang đi dần vào nề nếp. Nhiều tỉnh, thành có tổ chức Hội, chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng cao. Một số đơn vị phát triển phong trào khá mạnh là: TP HCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đồng Nai, Vĩnh Long…
Về quan hệ quốc tế, VVN-VVĐ Việt Nam từng biểu diễn tại các Lễ hội võ thuật truyền thống khu vực và thế giới ở Thái Lan, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… và được nhiệt liệt hoan nghênh. Nhiều nước đã mở lớp tập VVN-VVĐ như: Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Mỹ, Morocco, Úc, Canada, Nga, Belarussia, Ucraina, Rumania, Ba Lan, Tunysie, Anh, Péru… Hằng năm, một vài quốc gia như Pháp, Ý, Thụy Sĩ… tổ chức giải thi đấu quốc tế với sự hiện diện của võ sĩ các nước lân cận. Trên tinh thần ”uống nước nhớ nguồn”, nhiều môn sinh nước ngoài đã về đất tổ viếng cố võ sư sáng tổ, chào võ sư chưởng môn, tập huấn kỹ thuật, thi thăng cấp, và biểu diễn tại TP HCM, Nha Trang, Cần Thơ, Hà Nội...
Với thành quả bước đầu nêu trên, VVN-VVĐ Việt Nam đã được Ủy ban TDTT đưa vào nội dung thi đấu chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2002.
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO Images?q=tbn:ANd9GcRG3QEjKa1XAlljrKNFXh_ZuJtD_5tYdGr5YE2WHf6iV2bZ
Về Đầu Trang Go down
 
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐÒN CHIẾN LƯỢC CỦA VOVINAM
» Ý NGHĨA CỦA PHÙ HIỆU VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO
» VÕ SƯ VOVINAM ĐẲNG CẤP CAO NHẤT VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Giáo trình vovinam :: Lịch sử vovinam-
Chuyển đến