VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
Admin
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
vietvodaothainguyen
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
thuyvovinam
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
doan_truong_nhan
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
voicoi_tt
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
TrangHuyen_90
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
truongchi29
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
a_dreamy_world_xxxx
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Vote_lcap1Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_voting_barTừ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...

Go down 
Tác giảThông điệp
vietvodaothainguyen
Thành Viên Chính Thức
Thành Viên Chính Thức
vietvodaothainguyen


Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 46
Points : 138
Reputation : 0
Birthday : 15/01/1985
Join date : 18/01/2011
Age : 39
Đến từ : thai nguyen

Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...    Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...  I_icon_minitimeThu Feb 24, 2011 12:54 pm

Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...


Trước sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản, sự ồ ạt tràn ngập hàng Nhật khắp thế giới, các nước phương tây bỗng dưng bừng tỉnh, lo lắng. Người ta tự hỏi: Người Nhật đã dùng mô hình quản lý nào mà hiệu qủa ghê gớm như thế?
Giáo sư William Ouichi thuộc trường Đại học Califonia, LosAngeles (Mỹ) đã nghiên cứu nhiều năm cách hoạt động của các công ty Nhật Bản để cố gắng tìm ra cái “thuyết” mà người Nhật đã theo để làm ăn phát đạt, thuyết ấy chưa biết đặt tên là gì, nên ông gọi là “thuyết Z” - một ẩn số vẫn còn đang thách thức óc nghiên cứu của các nhà kinh tế Tây Phương – và đó cũng là tên cuốn sách bán chạy nhất nhiều năm liền ở Mỹ. Cuốn sách cũng đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Pháp, Nga, Việt…

Giáo sư William Ouichi viết “Kết thúc cuộc viếng thăm của mình ở mỗi xí nghiệp Nhật Bản, tôi đều tìm gặp một hay nhiều tổng giám đốc, và hỏi: “Xin ông cho tôi biết ông tổng giám đốc nào có nhiều uy tín hơn cả?… Câu trả lời cuối cùng bao giờ cũng làm tôi ngạc nhiên: “Thông thường vị giám đốc lâu năm nhất và được kính trọng nhất thì phụ trách nhân sự”.

Nhật Bản coi trọng con người và những phẩm chất Nhật Bản của họ. Theo Ouichi những phẩm chất đó là: Lòng tin, sự hy sinh, sự thẳng thắn, lòng trung thực, sự tế nhị, tinh thần trung thành, có một đạo lý lao động, coi xí nghiệp là đại gia đình mà mình làm việc ở đó suốt đời, hợp tác hết mình, sống thành tổng thể hài hoà, không chống đối cấp trên, điềm tĩnh, làm chủ được bản thân, ham học hỏi,…

Tôi chú ý đến câu này của giáo sư “Lối sống hết sức đặc thù đó phản ánh một quốc gia thuần nhất về chủng tộc, lịch sử, tôn giáo và văn hoá”.

Chúng ta tự hỏi: Tôn giáo nào và văn hoá nào đã hun đúc cho người nhật những phẩm chất tốt đẹp như thế?

Giáo sư Ouichi không trả lời câu hỏi này, chúng ta buộc lòng phải tìm giải đáp nơi những tư liệu khác (…).

Năm 1192, thủ lãnh của một bộ tộc Minamoto thiết lập tướng phủ (Shogunat) và đóng đô ở Kamakura (Kiềm thương). Người ta gọi đây là thời đại Kamakura (1192 – 1333). Vào thời đại này, tầng lớp Samurai (chiến sỹ) thừa nhận võ sĩ đạo (Bushido) là nền tảng của xã hội. Các Samurai được chia nhiều ruộng đất và hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi về tinh thần cũng như vật chất, đây là tầng lớp thật sự đặc trị đất nước.

Về sau Shogun (Tướng quân) Ielsuma (1641 – 1680) ra sắc lệnh thu hồi ruộng đất của họ và các quân nhân Samurai được chuyển qua chế độ ăn lương. Giới quân nhân Ronin là Samurai không có tôn chủ - người ta thường gọi là hiệp sỹ lang thang đã phải rong ruổi đó đây trong nước thi thố võ đạo của mình. Chính giới Ronin này đã hình thành bộ luật đạo đức “Bushido” (Võ sĩ đạo). Dần dần, võ sĩ đạo trở thành lý tưởng đạo đức bất thành văn đối với giới này.

QUA CÁC TÁC PHẨM HIỆN ĐẠI

Hai nhà biên khảo Liên Xô V.Aphonikov và I.D.Ladanov trong cuốn “Japoncy” (Người Nhật” đã viết: Việc thủ tiêu hình thức tầng lớp Samurai khi Shogunat Tokugawa (Đức Xuyên” bị sụp đổ năm 1867 hoàn toàn không dẫn đến việc loại bỏ những chuẩn tắc đạo đức võ sĩ đạo trong tâm trí người Nhật, trung thành vô hạn với tôn chủ, sẵn sàng đi theo chủ mình kể cả xuống mồ, tục mổ bụng tự sát (Hara kin) tất cả chẳng phải biến mất hoàn toàn. Tinh thần võ sĩ đạo người Nhật thuộc tất cả các tầng lớp xã hội rất sẵn sàng lãnh hội và trau dồi, bởi vì nó toát ra tinh thần đích thực của mình, tinh thần “Nhật”.

Dưới đây, tôi tiếp tục ghi nhận những ý kiến của hai nhà biên khảo trên và những đức tính của người nhật.

Ở Nhật phổ biến câu thành ngữ: “Samurai lạnh lùng như thanh kiếm của chàng, mặc dù chàng không quên ngọn lửa đã rèn nên thanh kiếm đó”. Ý nghĩa: Tính tự chủ và đức tính điềm tĩnh là phẩm chất mà từ thời xưa người Nhật đã coi là biểu hiện đầu tiên của cái dũng. Những đặc điểm của tính cách dân tộc ấy phần lớn được hình thành dưới đặc điểm của đạo phật. Một tôn giáo thường xuyên giáo hoá sự nhẫn nại, kiềm chế điềm tĩnh và đạo khổng (Nho giáo) thường xuyên giáo huấn hiếu, nghĩa, trí, trung, tín, nghĩa, nhân.

Võ sĩ đạo chi phối người Nhật trong cách thức rèn luyện ý chí, tính cách và ấn định các chuẩn tắc hành vi đặc trưng của họ. Ngay khi còn học vỡ lòng người Nhật đã từng được nhà trường trau dồi cho những đức tính của người Samurai là lòng trung thành, tình cảm và bổn phận về nghĩa vụ, cách cư xử lịch sự, lòng can đảm và đức khiêm nhường.

Các phim ảnh và các chương trình truyền hình được chiếu rộng rãi trong các giờ học luận lý phần nhiều đều được ngấm ngầm vun đắp cho tinh thần võ sĩ đạo. Tinh thần đó hiện vẫn được người Nhật cố tìm mọi cách để bảo tồn. Trong các chuẩn tắc đủ loại, vẫn đóng vai trò điều tiết hành vi xã hội, như chuẩn tắc pháp lý, như đạo đức, hôn nhân… Võ sĩ đạo trong trường hợp này đã giữ vai trò cái xương sống định hướng cho hành vi, cho phép ứng xử.

Người Nhật ngay từ ngàn xưa vốn đã ham hiểu biết. Cho nên hiếu học là một trong những nét đặc thù của tính cách đân tộc Nhật. Đức hiếu học đó thể hiện rõ nét nhất ở tầng lớp Samurai , Một tầng lớp mà ngay từ thời Minh Trị Thiên Hoàng chưa khởi xướng công cuộc duy tân đã từng trau dồi không chỉ có võ nghệ, mà cả chính trị. Do đó, ngay từ thời ấy ở Nhật đã tổ chức nhiều trường sở chuyên dùng để dạy dỗ con em tầng lớp Samurai. Những cơ sở thường chỉ dạy những gì mà đẳng cấp quân nhân thấy cần. Cái được chú trọng thường xuyên hơn cả là hình thành cho trẻ các phép tắc xử thế của giới Samurai và các giá trị đạo đức chính yếu, cũng như các tín điều tôn giáo chính thống. Nhưng điều được coi trọng hơn cả là những nền tảng của binh pháp, là tài thao lược. Giới thời phong kiến, ở Nhật cũng có trường tự viên (Teracoi) chuyên dạy cho trẻ học đọc, học viết và đạo làm người.

Võ sĩ đạo cũng đóng vai trò hệ trọng không kém trong việc xác lập phong cách học tập của người Nhật. Trong cuốn “Harakure” có câu: “Phàm đã làm người, người phải khổ luyện không ngừng. Thường thường hễ đã tự cảm thấy mình đạt tới mức hoàn hảo tột cùng thì lập tức người sẽ bị bỏ bê ngay việc khổ luyện những cái mà lâu nay người vẫn khổ luyện. Ấy thế nhưng để đạt đến mức cao thủ, người ta bao giờ cũng phải nhớ rằng minh đang còn cách xa mức ấy rất nhiều. Chỉ những ai không bằng lòng với những gì mình đã khổ công tu luyện được và luôn khát khao vươn lên đến những đỉnh mới cao hơn, kẻ đó mới được hậu thế coi là bậc cao thủ”.

Quan niệm còn sống còn học là quan niệm đã hình thành chính trên những nền tảng những giáo lý kiểu đó, ở các võ đường, các nhà văn hoá, các công ty, xí nghiệp đâu trên đất nước Nhật người ta đều nhìn thấy khẩu hiệu “Rửa cho hết nỗi nhục đói nghèo và ngu dốt”.

Tính hiếu học của người Nhật vốn có khuynh hướng thực tiễn rõ rệt, có thể nói là thực dụng. Khi người kỹ sư Nhật cầm trong tay một sản phẩm mà ông ta chưa hề biết, ông ta cố “nắm bắt” sản phẩm ấy trong sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Tính hiếu học của người Nhật được quyết định bởi tính cụ thể trong cách tư duy chủ yếu do đạo phật luyện nên.

Nhật Bản vốn là xứ sở đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân mà trình độ nghề nghiệp đã đạt đến mức điêu luyện, nên bản thân quá rình học nghề lắm khi rất giống những buổi ngồi thiền để lắng tâm và thư giãn: Học sinh được giáo viên luyện cho thói quen chủ động thư giãn đầu óc và cơ bắp, tránh sự căng thẳng, hấp tấp và không sợ phạm lỗi trong khi thao tác. Các hướng dẫn viên, bản thân vốn đều là những người thợ hết sức thành thạo, nên bao giờ họ cũng giúp học trò hiểu rõ một chân lý khá đơn giản: Càng cố tránh sơ suất bao nhiêu càng dễ bị sơ suất bấy nhiêu”.

Nhà sư Kosen (Nhật) chuẩn bị viết đại tự để cho khắc trước cổng lớn ngôi chùa Oaku tại Kyoto. Sư phải viết chữ đó lên giấy rồi tự khắc giấy vào gỗ. Một đệ tử ngồi hầu, mài mực và theo dõi bút thiếp của thầy. Lần đầu tiên khi nhà sư vừa ngừng bút, người đệ tử nói:

Bạch thầy, chưa được!

Sư lại sử dụng bút lại lần nữa, người đệ tử lại lên tiếng:

Bạch thầy, lần này còn tệ hơn lần trước.

Sư viết lại lần nữa, lần nào cũng bị chê. Cứ như vậy cho đến lần thứ sáu mươi tư, thì bút cùn, mực cạn.

Thấy mực hết người đệ tử vào trong lấy thêm.

Còn lại một mình, không bị bận tâm bởi cái nhìn xoi mói của kẻ ngồi bên, nhà sư chấm bút vào nghiên, dùng chút mực còn lại phóng bút một lần cuối cùng.

Người đệ tử trở lại, ngắm hàng chữ còn tươi nét mực, reo lên:

Bạch thầy, thật là tuyệt bút!

Hai nhà biên khảo Xô viết V.A.Pronnikov và LD Ladanov cũng đã trích dẫn những quan điểm của các tác giả khác như:

Nhà học giả người Mỹ gốc Nhật (Naime Nakamura) đã chỉ ra rằng người Nhật có biệt tài lựa chọn trong các nền văn hoá khác những gì mà họ quan tâm trong giai đoạn phát triển cụ thể của mình. Chẳng hạn, đạo Phật sau khi xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI họ đã được tiếp nhận, đúng là cái đạo phật mà nước Nhật đang cần vào thời kỳ đó, tức là đạo Phật với các hình thức đơn giản.

Nhà bác học người Mỹ P. Halloran nhận thấy rằng nền văn hoá Nhật và tính cách dân tộc Nhật vốn mang tính độc đáo rõ rệt: Trung thành với các truyền thống và tích cực trong việc tiếp thu cái mới. Thêm vào đó, việc tiếp thu cái mới, chẳng hạn tiếp thu các yếu tố của nền văn hoá nước ngoài, không phải sự vay mượn đơn giản mà là biến đổi cải biên một cách rõ rệt.

Tác giả người Nga G. Vostokov đã viết “Khi xuất hiện những đoàn tàu chiến Âu - Mỹ vào thập niên 50 của thế kỷ trước, người Nhật phải thừa nhận sự bất lực của mình; Lòng tự hào dân tộc của họ bị tổn thương sâu sắc vì họ nhận thấy ưu thế của người Châu Âu. Nhưng họ không cam chịu. Với tính kiên nhẫn và tính nhanh nhẹn vốn có của mình, người Nhật đã tự đặt mục tiêu là chiếm ưu thế đó – cái ưu thế mà họ quan niệm là sẽ dẫn đến tiến bộ về kỹ thuật quân sự. Không phải chỉ chiếm mà còn vượt nữa. Thế rồi chỉ trong vòng 30 năm, họ đã thực hiện ở đất nước mình một cuộc đảo lộn mà nếu so với nó thì các cuộc cách mạng ầm ĩ ở Châu Âu chỉ là sự dậm chân tại chỗ. Nếu ý thức phẩm giá dân tộc đã chỉ đạo người Nhật trong cuộc đảo lộn này thì lòng tự hào dân tộc lại lôi cuốn họ đi xa hơn. Tin chắc rằng họ đã sánh ngang với Châu Âu trong lĩnh vực văn hoá, người Nhật không thoả mãn với việc nhận thức được sự bình đẳng đó và họ bắt đầu mơ ước đến sự công nhận đặc biệt dân tộc mình trong lịch sử nhân loại…”

Chúng ta lại trở về với hai nhà biên khảo Pronnikov và Lananov để kết thúc bài này. Hai ông viết:

“Với nhịp độ nhanh, nước Nhật đã cải tổ công nghiệp, cải cách cơ cấu xã hội. Tinh thần võ sĩ đạo Samurai đã thôi thúc quần chúng nhân dân phấn đấu vì “danh dự của dân tộc”. Chỉ trong vòng ba bốn chục năm, nước Nhật đã tiến xa. Nếu như dân tộc này không có những phẩm chất tâm lý thích ứng thì các quan hệ tư sản không thể có được sự tiến bộ hết sức mạnh mẽ như điều đó đã xẩy ra sau khi nước Nhật bước vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa”.

Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
 
Từ võ sỹ đạo đến nước Nhật ngày nay...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Võ thuật và bữa ăn hằng ngày
»  Thế Giới Võ Thuật Nhật Bản
» cac don da co ban nhat cua teakwondo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Tài liệu bổ sung :: Các môn phái :: Tổng hợp-
Chuyển đến