VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
Admin
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
vietvodaothainguyen
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
thuyvovinam
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
doan_truong_nhan
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
voicoi_tt
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
TrangHuyen_90
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
truongchi29
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
a_dreamy_world_xxxx
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Vote_lcap1* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_voting_bar* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 * ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) *

Go down 
Tác giảThông điệp
thuyvovinam
Thành Viên Chính Thức
Thành Viên Chính Thức



Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 33
Points : 99
Reputation : 0
Birthday : 15/01/1984
Join date : 22/01/2011
Age : 40
Đến từ : TN

* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * Empty
Bài gửiTiêu đề: * ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) *   * ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) * I_icon_minitimeSat Mar 05, 2011 1:02 am

* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) *

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC CỦA THÁI CỰC QUYỀN. ( Tai Chi )

Thái Cực Quyền hiện nay được biết đến như là một môn thể dục dưỡng sinh trị liệu tốt, phổ biến rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu triệu người đã hăng say tập luyện Thái Cực Quyền. Không kể Trung Hoa là nơi đã xuất phát ra Thái Cực Quyền, các nước như Nhật Bản, Âu Châu và nhất là Hoa Kỳ đã xem Thái Cực Quyền như một phương pháp tập luyện để dưỡng sinh, thư giãn tâm hồn và chống căng thẳng thần kinh (stress) . Thật vậy, Thái Cực Quyền đã giúp trị được nhiều bệnh mãn tính của cơ thể con người mà nhiều khi không cần đến thuốc men, cũng như làm giảm những bệnh ngoại cảm thời khí, và đặc biệt làm chậm tiến trình lão hóa nơi những người lớn tuổi.

Hai chữ “Thái Cực ” được dịch từ hai chữ “ Tai Chi” của Trung Hoa. “Tai” nghĩa là mênh mang rộng lớn, “ Chi” nghĩa là tuyệt cao tuyệt đỉnh. Tai Chi hay Thái Cực nghĩa là nguyên lý tột cùng của vũ trụ, là đầu mối nguyên thủy của vũ trụ. Theo kinh dịch, vũ trụ lúc đầu là khoảng trống không gọi là Thái Cực, sau Thái Cực phân thành Lưỡng Nghi (Âm Dương). Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thái Dương- Thiếu Âm -Thiếu Dương- Thái Âm) và Tứ Tượng sinh Bát Quái (Kiền- Đoài- Ly- Chấn- Tốn- Khảm- Cấn- Khôn). Đến giai đoạn Bát Quái là vũ trụ được hình thành cùng với sự sống của sinh vật trên trái đất. Còn chữ “Quyền” là dịch ở chữ “ Chuan” của Trung Hoa.

Theo võ sử Trung Hoa thì môn Thái Cực Quyền được sáng tạo vào thế kỷ13 bởi Đạo Sĩ Trương Tam Phong (Chang Sen Feng) , người đồng thời sáng lập ra môn phái Võ Đang. Nhân một hôm đang luyện tu trên núi, chân nhân Trương Tam Phong thấy một cuộc chiến đấu giữa con rắn và con chim ưng. Chim ưng dùng cánh, mỏ và móng vuốt cứng để mãnh liệt tấn công con rắn, nhưng rắn với sự chuyển mình uyển chuyển đã hóa giải được tất cả các thế đánh của chim ưng khiến chim ưng không làm gì được và phải bay đi. Từ cuộc chiến giữa rắn và chim ưng, Trương Tam Phong đã nghiên cứu và nghĩ ra một môn võ công phối hợp với triết lý của Đạo Gia, có âm có dương và dùng nhu khắc cương, đặt tên là Thái Cực Quyền (Tai Chi Chuan). Môn võ Thái Cực Quyền tỏ ra là một môn võ công tuyệt thế trong giới võ lâm hồi bấy giờ khiến môn phái Võ Đang nổi tiếng gần như ngang hàng với môn phái Thiếu Lâm đã có từ ngàn năm, và Thái Cực Quyền đã được truyền lại qua nhiều đời tại Trung Hoa. Cho đến nay có năm trường phái Thái Cực Quyền nổi danh nhất do các Đại Quyền Sư họ Trần, Dương, Ngô, Võ, Tôn đã vận dụng sáng tạo và biến cải thành môn võ đặc thù riêng của hệ phái mình và được truyền lưu cho hậu duệ. Về tính cách phổ thông thì Thái Cực Quyền họ Dương được coi như được biết đến nhiều nhất và được nhiều người trên thế giới luyện tập nhiều nhất. Về phương diện võ thuật thì tuy các chiêu thức của mỗi hệ phái có biến cải đôi chút trong phương thế và bộ vị, có thay đổi trong tên gọi và số lượng chiêu thức, nhưng tựu trung vẫn cùng tôn trọng những nguyên lý căn bản .

II. NGUYÊN LÝ CĂN BẢN CỦA THÁI CỰC THIỀN QUYỀN.

Nói một cách tổng quát, Thái Cực Quyền vận dụng nguyên lý phối hợp Âm Dương, nên các động tác đều chậm rãi, khoan thai, uyển chuyển và có hư có thực, như thế mới phát triển được cái lẽ dùng nhu để thắng cương hay cái lẽ có cương ở trong nhu..

Giáo sư Nguyễn Cao Thanh, giảng sư Đại học Rice ở Houston TX, gần 20 năm qua, sáng lập và giảng dạy nhiều lớp Thái Cực Quyền theo hệ phái của Dương Gia tại Houston, đã đem những tinh hoa của nền văn hóa và triết lý Đông Phương vào phương pháp giảng dạy, để phối hợp những tư tưởng hay của Đạo gia, Phật gia, Y lý đông tây và khoa học vào trong võ học. Do đó những lớp học do Giáo Sư giảng dạy đã được gọi là Thái Cực Thiền, thay vì Thái Cực Quyền. Khi dùng chữ Thiền, phải chăng Giáo Sư muốn các môn sinh của mình chủ yếu dùng sự tu tâm làm chỉ đạo cho sự tập luyện quyền pháp?.

Sự hiến thân cao quý và vô vị lợi lâu dài của Giáo Sư trong việc giảng dạy và phổ biến Thái Cực Thiền tại Houston TX trong nhiều năm qua, đã được Tổng Tống Hoa Kỳ George W. Bush biết đến và Tổng Thống đã gửi đến cho Giáo Sư Thanh một lá thư khen ngợi, cám ơn và chúc lành nhân dịp lễ Thanksgivings 2003 vừa qua.

Theo tài liệu giảng dạy của Giáo Sư Thanh, có 13 yếu quyết chính cần phải tôn trọng trong lúc luyện tập Thái Cực Thiền. Những yếu quyết này xin được tóm lược như sau:

1) An thư diện mục. Người tập Thái Cực Quyền lúc nào cũng phải giữ nét mặt điềm đạm, an vui và thư thái, theo đúng lẽ hư vô của triết thuyết Lão Tử. Có biết được lẽ hư vô thì tâm hồn mới thoát ra được khỏi những tham sân si và hỉ nộ ái ố tầm thường của thế nhân. Khi có được sự an vui thư thái thì những sự căng thẳng (stress) của thần kinh sẽ giảm và cơ thể sẽ ít bệnh tật. An thư diện mục ảnh hưởng đến hai cơ quan nội tạng là Tuyến Tùng Quả ở sâu trong não và Hung Tuyến ở trong lồng ngực. Hai tuyến này đều tiết ra kích thích tố giúp tăng cường hệ thống miễn nhiễm và giảm mức nhũ toan trong máu, giúp tăng cường sức khỏe. Trên phương diện tâm linh, an thư diện mục giúp con người biết gần gũi và thương yêu nhau để tạo nên một gia đình và một xã hội hiền hòa, bền vững và hạnh phúc.

2) Dũ mạn dũ hảo. Dũ mạn dũ hảo là càng chậm càng tốt. Khi các động tác chậm rãi thì chiêu thức được chính xác, sự hô hấp sâu lắng và khí trầm nơi đan điền. Dũ mạn dũ hảo ảnh hưởng trực tiếp đến làn sóng não, với tần số não phát ra thật thấp từ 8 đến 12 chu kỳ (hertz) khiến tâm hồn được thư giãn và thần kinh không còn bị căng thẳng ( stress). Nội dung là lấy tịnh cai quản động nên nhịp tim chậm lại, khí huyết trao đổi trọn vẹn nơi từng tế bào trong cơ thể giúp lục phủ ngũ tạng được an lành.

3) Tương liên bất đoạn. Các động tác của Thái Cực Quyền cần diễn ra từ đầu tới cuối triền miên không ngừng, như dòng nước luân lưu chảy. Chiêu thức này tiếp theo chiêu thức kia, vòng đi rồi lại trở về, tuần hoàn thao thao bất tuyệt. Kình lực cũ chưa hết mà kình lực mới đã sinh, khiến vòng quyền thức không có chỗ nào sơ hở. Sinh khí triền miên sẽ khiến cho nội tâm an vững, nhịp tim đều hòa, làm gia tăng sức chịu đựng của cơ thể và làm điều hòa mức cholesterol trong cơ thể..

4) Hư linh đỉnh kình. Hư linh là để khí huyết tự nhiên lưu thông, không gò ép. Đỉnh kình là đầu cổ ngay thẳng so với sống lưng, để tinh thần sâu suốt trên đỉnh, linh hoạt và dễ tập trung, đối phó thích ứng với biến động bên ngoài. Hư linh đỉnh kình phù hợp với khoa chỉnh hình ( chiropractic) , nghĩa là giữ cho cột sống ngay thẳng, không bị lệch nhưng vẫn xoay trở được uyển chuyển .Xương sống bị lệch sẽ đè lên dây thần kinh khiến năng lượng do não bộ phát ra không tới được các lục phủ ngũ tạng và cơ thể có nguy cơ bị bệnh. Hư linh đỉnh kình chính là phương pháp giúp cả cho hai sức mạnh thể chất và tinh thần được dồi dào.

5) Chân biệt hư thực. Thái cực Quyền lấy sự phân biệt âm dương hư thực là điều quan trọng hàng đầu. Nếu trọng lượng toàn thân dồn về chân phải, thì chân phải là thực (dương) và chân trái là hư ( âm). Ngược lại, nếu trọng lượng dồn về chân trái, thì chân trái là thực và chân phải là hư. Cũng còn gọi là bán khinh bán trọng và điều cần nhớ làø trọng tâm của thân thể cần đặt ở điểm 1/3 trong khoảng cách giữa hai chân về phía chân mang trọng lực “dương”. Nói cách khác, sức nặng toàn thân dồn 2/3 trên chân “ thực” và 1/3 trên chân “hư”. Điều này cũng phù hợp vói nguyên lý của lực học. Có phân biệt hư thực thì sự chuyển động mới vững vàng, nhẹ nhàng và linh hoạt, không phí phạm sức lực. .

6) Hàm hung bạt bối. Hàm hung là ngực thẳng và hơi thóp vào để khí lắng xuống đan điền. Rất kỵ ngực nhô ra vì như thế sẽ hạ bàn nhẹ đi, mất thăng bằng. Bạt bối là khí ẩn sát trong lưng khiến kình lực phát ra rất mạnh, đó là ý nghĩa của câu nói “ bốn lượng đẩy nghìn cân”.

7) Thung dung yêu bối. Thung dung yêu bối là eo lưng buông lỏng, khiến cơ thể xoay chuyển nhẹ nhàng và cân đối trên một hạ bàn vững chắc. Eo lưng nhịp nhàng làm cho cột xương sống uyển chuyển, cải thiện chức năng của lục phủ ngũ tạng.

Cool Trầm kiên trụy chẩu. Trầm kiên là hai vai buông thõng tự nhiên khiến khí lắng trầm, toàn thân di động nhẹ nhàng. Trụy chẩu là hai cùi chỏ không căng thẳng mà hướng xuống, để bảo vệ huyệt trên đường kinh tim ở vị trí nách, nếu bị tấn công sẽø nguy đến tính mạng.

9) Dụng ý bất dụng lực. Nguyên lý của Thái Cực Thiền là dùng ý không dùng lực. Ý động trước rồi khí động sau, mà khí đến thì lực đến. Hãy tạm ví thân thể người ta như một giải đất có mương rãnh. Nếu mương rãnh không nghẽn thì nước xuôi chảy. Cũng như thế, thân thể ta nếu kinh lạc không tắc thí khí thông, khí thông thì máu huyết luân lưu không chướng ngại và cả tâm thân sẽ mạnh khỏe hài hòa. Nếu dụng lực mà không dùng ý thì kình lực sẽ tụ đầy kinh lạc, khiến kinh lạc bị đình trệ và khí huyết không trôi chảy, cơ thể không linh hoạt và mất tiềm năng của sức mạnh.

10) Thượng hạ tương tùy. Thượng hạ tương tùy là trên dưới theo nhau, nghĩa là tâm ý, động tác và hơi thở cần phối hợp chặt chẽ khi tập Thái cực Thiền. Khi cả ba yếu tố phối hợp thì sẽ vận chuyển được hai mạch nhâm đốc và nhãn thần sẽ theo đó mà động để đạt được nội ngoại tương hợp. Đó là điều rất cần cho công thủ và tiến thoái.

11) Khắc khắc minh tân. Cuộc đời luôn luôn đổi mới từng giờ từng phút, từng tháng từng ngày nên những người tập Thái Cực Thiền cũng phải uốn nắn tâm linh và thể xác cho hợp vói sự thay đổi của bên ngoài. Nhờ sự tu luyện, thân tâm sẽ giúp thiền sinh đổi mới cuộc đời của mình theo chiều hướng tốt đẹp.

12) Thân tâm thanh tịnh Thiền Sinh cần phải tịnh tâm để thân được thư giãn và hồn được lắng đọng, tránh khỏi những vọng động do lòng tham muốn tầm thường gây nên. Bản tâm con người ai cũng thanh tịnh nhưng thường bị vô minh, vọng niệm che khuất nên không trực ngộ được. Hãy hòa mình vào vũ trụ, vói chúng sinh để tất cả là một thì sẽ được hưởng niềm vui vô hạn.

13) Hiện tại an trụ. Khi luyện tập, Thiền Sinh phải tập trung vào tâm ý và động tác, chỉ biết hiện tại là thực, tạm quên quá khứ và tương lai vì quá khứ và tương lai chỉ là ảo vọng, xa khỏi tầm tay. Có tập trung tinh thần vào hiện tại, thì mới thể hiện được tâm Thái Cực và tâm Hư Vô, để kết tụ được âm dương chỉ thị nhất khí. Thiền Sinh đồng nhất với Thái Cực, với tha nhân, với chúng sinh, với vũ trụ, với Đạo, thấu triệt lẽ tương đối của thời gian và không gian, để thung dung bơi lội trong dòng sông của hiện tại vô thủy vô chung.

III. QUÁN NIỆM VỀ HƠI THỞ

Mỗi khi bắt đầu luyện tập Thái Cực Thiền, phải hô hấp trước đủ 16 lần và hô hấp theo phương pháp sau đây, được diễn giảng bởi Giáo Sư Thanh.

- Đứng với hai bàn chân song song, rộng ngang vai, hai đầu gối chùng xuống, miệng ngậm, đầu lưỡi khẽ chạm vào hàm ếch trên, mắt hơi nhắm .

- Giữ lưng thẳng, hai tay xuôi theo hai bắp vế với đầu ngón cái chạm đầu ngón tay giữa, lòng bàn tay hướng ra sau.

- Thở bằng bụng, khi hít vào thì thóp bụng vô và nhón hậu môn lên, khi thở ra thì phình bụng và nhả hậu môn.

Giải thích:

- Đầu lưỡi đụng hàm ếch trên là tim phổi liên hệ đến hung tuyến (Thymus gland), cũng như đầu ngón tay cái chạm đầu ngón tay giữa là phổi liên hệ đến tâm bào.

- Thở bằng bụng là bắt chước theo Thai tức, bắt chước theo tiên thiên hô hấp của thai nhi trong bụng mẹ. Khi thở ra, phình bụng và nhả hậu môn là cho khí hậu-thiên ra ngoài, còn khí tiên-thiên thì giữ lại, cho chạy từ hoành cách mô xuống đến đan điền (huyệt nằm chừng một inch dưới rốn), rồi tới vĩ lư là đốt xương cuối cùng của cột sống. Khi hít vào, thót bụng lại và khép hậu môn, là cho khí tiên-thiên đi trở lên hoành cách mô để hợp với khí hậu-thiên, thành khí Thái cực.

Thở theo thai tức lâu năm thuần thục sẽ chuyển thành qui tức, thở như rùa sống tới 150 tuổi. Phương pháp thở này dĩ nhiên cũng cần được áp dụng trong lúc luyện tập.

Nguyên lý Dũ mạn dũ hảo giúp hơi thở hòa hợp với động tác. Quán niệm của 16 hơi thở. Mỗi hơi trong 16 hơi thở mang một ý nghĩa, một quán niệm riêng.

Hơi thở 1: thực tại khổ đau của kiếp người.
Hơi thở 2: “không”.
Hơi thở 3: vô thường.
Hơi thở 4: vô ngã.
Hơi thở 5: “từ”.
Hơi thở 6: “bi”.
Hơi thở 7: “hỉ”.
Hơi thở 8: “xả”.
Hơi thở 9: “tri túc”.
Hơi thở 10: “vô úy”.
Hơi thở 11: khắc khắc minh tân.
Hơi thở 12: hiện tại an trụ.
Hơi thở 13: “thường”.
Hơi thở 14: “lạc”.
Hơi thở 15: “ngã”.
Hơi thở 16: “tịnh”.

Cước chú: Trong khi đếm hơi thở 15 thì tự nhủ “ tôi sẽ đếm hơi thở 16”. Sau hơi thở 16, bật tách đầu ngón tay cái và giữa, mở mắt ra và thầm nói” tôi đã được hoàn toàn an vui khỏe mạnh rồi”.

Trên đây là phương pháp thở được áp dụng bởi Thái Cực Thiền- Sinh-Hội ở Houston TX. Phương pháp thở này gọi là Reversed breathing. Còn một phương pháp thở khác, cách thức cũng như trên, chỉ khác là khi hít vào thì phình bụng và khi thở ra thì thóp bụng. Phương pháp thở này giống như cách thở bình thường, gọi là Natural breathing. Điểm quan trọng giống nhau là cả hai phương pháp đều thở bằng bụng (abdomen, belly) và hơi thở phải vận chuyển phù hợp với động tác. Khi động tác tay chân có tính cách thu hay co thì hít vào và khi động tác có tính cách phóng hay đẩy thì thở ra. Theo nguyên lý thái cực âm dương, khi thu hay co vào là “âm” và khi phóng hay đẩy ra là “dương”.

VI. LỢI ÍCH CỦA THÁI CỰC QUYỀN

Luyện tập Thái Cực Thiền đúng phương pháp, lâu dài và thường xuyên sẽ giúp trị được rất nhiều tật bệnh, có thể kể như bệnh phong thấp, bệnh tiểu đường, bệnh đau bao tử, bệnh viêm khớp, viêm cuống phổi, bệnh hen suyễn, bệnh về tim mạch như cao máu, cao cholesterol... và có thể ngay cả những bệnh về tâm thần như bệnh mất ngủ, mất trí nhớ, bệnh trầm cảm( depression) .v.v...Áp dụng yếu quyết “dũ mạn dũ hảo” trong lúc tập, các hoạt động của cơ thể đều an hòa và chậm lại, khiến các Stress hormones (ví dụ như Adrenaline của Nang thượng Thận) sẽ không tiết ra quá mức bình thường để trở thành độc tố có hại cho cơ thể .

Do đó chúng ta được sẽ khỏe mạnh và mau bình phục nếu có bệnh. Xin đơn cử kết quả của một vài cuộc thí nghiệm về việc tập luyện Tai Chi :

-Năm 1998, cơ quan Wushu Research Institute ở Bắc kinh đã làm cuộc thí nghiệm trên hai nhóm người: nhóm không tập Tai Chi và nhóm tập Tai Chi từ 5 năm trở lên.

Kết quả như sau: Trong nhóm tập Tai Chi, có sự tăng trưởng về làn sóng não Alpha ( làn sóng thư giãn 8 – 12 hertz). Mức serum cholesterol giảm và kết quả dương tính trên nhịp tim điều hòa. Những người có bệnh động mạch tim, tập Tai Chi đều có dấu hiệu hoặc bớt hoặc khỏi bệnh rất khả quan. - Năm 1992, Department of Physical Education của Đại học Shizuoka ở Nhật bản cho biết Tai Chi là bộ môn thể dục lý tưởng về Aerobic fitness , rất tốt cho lứa tuổi trung niên và cao niên. Trong lúc tập, sự uyển chuyển co giãn của đầu gối ảnh hưởng đến sự điều hòa của nhịp tim và sự điều hòa hấp thụ về lượng oxygen.

- Năm 2003, Giáo sư Michael Urwin thuộc Đại Học UCLA Neuropsychiatric Institute đã làm cuộc thí nghiệm: trong số 36 người cao niên, một nửa không tập Tai Chi và một nửa có tập Tai Chi trong 15 tuần lễ. Kết quả sau đó là trong cơ thể người có tập Tai Chi, số tế bào miễn nhiễm chống bệnh “giời leo” (shingles) gia tăng 15% .

- Gần đây các khoa học gia thuộc các viện Đại học Salk Institute và Princeton University ở San Diego đã nghiệm chứng rằng tập luyện cả Tâm lẫn Thân có thể làm sinh trưởng thêm tế bào thần kinh mới ( new neurons) đồng thời kéo dài thêm sự sống của các tế bào não đang có. Như vậy chúng ta còn chờ gì nữa mà không tập luyện Tai Chi?

V. 108 CHIÊU THỨC THÁI CỰC THIỀN QUYỀN.

Thái Cực Thiền do Giáo Sư Nguyễn Cao Thanh giảng dạy thuộc hệ phái Dương Gia gồm có tất cả 108 chiêu thức. Quyền pháp mở rộng mà gọn gàng, thân pháp trung chính, động tác thuận hòa và nhẹ nhàng linh hoạt . Âm dương hư thực phối hợp cân đối và cương nhu rất tương tế, tạo thành một phong cách riêng biệt. Dương Thức Thái Cực Quyền được truyền từ đời Dương Lộ Thiên và hậu duệ (1799- 1872) rồiø được kiện toàn vào các đời của Dương Trừng Phủ (1838- 1936) và tới thế kỷ thứ 20 thì được đệ tử Trương Mãn Thanh du nhập vào các nước tây phương và Thái Cực Quyền tức Tai Chi từ đó được phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được hàng triệu triệu người nhiệt thành đón nhận và tập luyện.

Sau đây là tên của 108 chiêu thức được sắp xếp theo thứ tự trước sau:

1) Dự bị thức 55) Thập tự thủ
2) Khởi thế 56) Bảo hổ quy sơn
3) Tiến bộ lãm tước vỹ 57) Tả đơn tiên
4) Đơn tiên 58) Hữu dã mã phân thông
5) Đề thủ thượng thế 59) Tả dã mã phân thông
6) Bạch hạc lượng xí 60) Hữu dã mã phân thông
7) Tả lâu tất ảo bộ 61) Tiến bộ lãm tước vỹ
Cool Thủ huy tỳ bà 62) Đơn tiên
9) Tả lâu tất ảo bộ 63) Tả Ngọc Nữ xuyên thoa I
10) Hữu lâu tất ảo bộ 64) Hữu Ngọc Nữ xuyên thoa I
11) Tả lâu tất ảo bộ 65) Tả Ngọc Nữ xuyên thoa II
12) Thủ huy tỳ bà 66) Hữu Ngọc Nữ xuyên thoa II
13) Tả lâu tất ảo bộ 67) Tiến bộ lãm tước vỹ
14) Tiến bộ ban lan chùy 68) Đơn tiên
15) Như phong tự bế 69) Vân thủ I
16) Thập tự thủ 70) Vân thủ II
17) Bảo hổ quy sơn 71) Vân thủ III
18) Chẩu để khán chùy 72) Đơn tiên
19) Hữu đảo niện hầu 73) Hạ thế
20) Tả đảo niện hầu 74) Tả kim kê độc lập
21) Hữu đảo niện hầu 75) Hữu kim kê độc lập
22) Tà phi 76) Hữu đảo niện hầu
23) Đề thủ thượng thế 77) Tả đảo niện hầu
24) Bạch hạc lượng xí 78) Hữu đảo niện hầu
25) Tả lâu tất ảo bộ 79) Tà phi
26) Hải để châm 80) Đề thủ thượng thế
27) Phiến thông bối 81) Bạch hạc lượng xí
28) Chuyển thân phiết thân chùy 82) Tả lâu tất ảo bộ
29) Tiến bộ ban lan chùy 83) Hải để châm
30) Thượng bộ lãm tước vỹ 84) Phiến thông bối
31) Đơn tiên 85) Chuyển thân phiết thân chùy
32) Vân thủ 1 86) Tiến bộ ban lan chùy
33) Vân thủ 2 87) Thượng bộ lãm tước vỹ
34) Vân thủ 3 88) Đơn tiên
35) Đơn tiên 89) Vân thủ I
36) Cao Thám Mã 1. 90) Vân thủ II
37) Hữu phân cước 91) Vân thủ III
38) Cao Thám Mã 2 92) Đơn tiên
39) Tả phân cước 93) Cao Thám Mã III
40) Chuyển thân đặng tả cước 94) Đái xuyên chưởng
41) Tả lâu tất ảo bộ 95) Chuyển thân thập tự đặng cước
42) Hữu lâu tất ảo bộ 96) Tiến bộ chỉ để chùy
43) Tiến bộ tài chùy 97) Thượng bộ lãm tước vỹ
44) Chuyển thân phiết thân chùy 98) Đơn tiên
45) Tiến bộ ban lan chùy 99) Hạ thế
46) Hữu đặng cước 100) Thượng bộ thất tinh
47) Tả đả hổ 101) Thoái bộ khóa hổ
48) Hữu đả hổ 102) Chuyển thân bãi liên
49) Hồi thân hữu đặng cước 103) Loan cung xạ hổ
50) Song phong quán nhĩ. 104) Tiến bộ ban lan chùy
51) Tả đặng cước 105) Như phong tự bế
52) Chuyển thân hữu đặng cước 106) Thập tự thủ
53) Tiến bộ ban lan chùy 107) Thái Cực Thiền hoàn nguyên
54) Như phong tự bế. 108) Bái tổ

Đến đây chắc hẳn chúng ta đã có một khái niệm tổng quát về Thái Cực Quyền tức Tai Chi. Sự luyện tập Thái Cực Quyền nếu chỉ căn cứ trên động tác thì có thể nói là chưa đầy đủ và kết quả còn khiêm tốn. Nhưng nếu nghiên cứu và áp dụng đầy đủ 13 yếu quyết cùng quán niệm hơi thở trong lúc tập luyện Thái Cực Quyền (xin xem lại tiết mục II và III) thì kết quả về dưỡng sinh và trị bệnh sẽ hiển nhiên mau chóng và khả quan rất nhiều. Điều cần thiết là phải tập đều đặn và kiên trì. Xin chúc tất cả chúng ta may mắn và thành công.

Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu giảng dạy Thái Cực Thiền của G.S Nguyễn Cao Thanh, Trung Tâm Thiền Sinh Hội Sharpstown và Linh Sơn, Houston TX, 2002-2003.
2. Tài liệu "Tai Chi” thuyết trình bằng Anh Ngữ của B.S. Phạm Tiến tại Harris County Health Department, Houston TX, May 1999)
3. Tạp Chí Psychosomatic Medicine, Sep.03.(Tai Chi bolster shingles immunity) tường thuật bởi W. Whitney)
4. Journal of Martial Arts, Volume 5, 1996 by Robert W. Smith.
5. Thái Cực Quyền toàn tập, Nguyễn Anh Vũ biên dịch
6. Dương Gia Thái Cực Quyền của Thôi Trọng Tam
7. Kinh dịch nhập môn của Đoàn Văn Thông
8. Cô gái Đồ Long của Kim Dung, dịch giả Từ Khánh Phụng.
9. Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh
10. Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức.
Về Đầu Trang Go down
 
* ĐẠI CƯƠNG VỀ THÁI CỰC QUYỀN (Tai Chi) *
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Quyền Thái 1
» Cương Nhu Phối Triển
» TINH THẦN CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Tài liệu bổ sung :: Các môn phái :: Tổng hợp-
Chuyển đến