VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
Admin
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
vietvodaothainguyen
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
thuyvovinam
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
doan_truong_nhan
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
voicoi_tt
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
TrangHuyen_90
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
truongchi29
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
a_dreamy_world_xxxx
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Vote_lcap1TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_voting_barTÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty 
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT

Go down 
Tác giảThông điệp
vothuydhsptn
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
vothuydhsptn


Tổng số bài gửi : 245
Points : 849
Reputation : 1
Join date : 23/12/2010

TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT Empty
Bài gửiTiêu đề: TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT   TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT I_icon_minitimeSun Dec 26, 2010 9:00 pm

TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT

1. TẤN PHÁP
Trong cuộc sống, muốn giảm thiểu sự thua thiệt, con người phải vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần trong mọi vấn đề và mọi truờng hợp. Võ thuật, một khía cạnh của cuộc sống cũng vậy. Phương pháp tạo nên sự vững vàng trong ngành võ chính là Tấn pháp. Có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng trong thực hành lại na ná nhau về Tấn pháp.
Theo võ cổ truyền Việt Nam: Tấn là giữ lại (không nên lầm với Tấn là tiến lên...) là sự ghìm giữ lại, chịu lại một sức nặng nào đó trên một phần của co thể...
Theo tự điển Lê Ngọc Trụ: Tấn là cách luyện tập cho cứng chân tay trong môn võ học.
Theo dân gian: Học võ là đứng Tấn, vô mùng phải tấn mùng (giắt, chận), đi ngủ phải tấn cửa (cài, chặn), nhiều đứa tấn một đứa vô góc để đánh (ép, dồn, vây)...
Tuy chỉ là ba trong rất nhiều kiểu định nghĩa và hiểu về Tấn, nhưng chúng ta đều thấy bất ổn: Vậy Tấn đích thực là gì?
Tấn là phương pháp giữ vững TRỌNG TÂM và CÂN BẰNG cho co thể con người ở mọi vị thế, mọi trường hợp, hầu có thể thực hiện những động tác, những ý muốn của toàn thân , khi bất động hoặc di động đuợc linh hoạt, dễ dàng, chắc chắn và hữu hiệu. Bởi lẽ hầu hết các kiểu Tấn thông thường đều dùng CHÂN làm trụ chính, các bộ phận thân thể khác giữ vai trò phối hợp và hỗ trợ nên nguời ta hay gọi Tấn là cách đứng (bộ Pháp), bộ ngựa (Mã bộ)...
Trên thực tế hầu như tất cả các bộ phận phía ngoài cơ thể con người đều là trụ chính trong các thế tấn đặc biệt hữu dụng cho riêng từng bộ môn, ngành nghề, môn phái... Ngọa tấn (tấn nằm), Nhập địa thủ tấn (trồng chuối), Đọa tấn, Lạc tấn (té, lộn, ngửa sát đất), Lăng Không tấn (nhảy đạp, kẹp cổ), Tọa tấn (ngồi bẹp). Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến bộ Tấn siêu tuyệt của tri giác nhằm quân bình tinh thần, tạo nên sự bình tinh, sáng suốt, thánh thiện và an nhiên, tự tại cho con nguời: Tâm tấn.
1.1. NGUỒN GỐC CHỮ TẤN VÀ TÊN CÁC THẾ TẤN
Sau khi định nghĩa và hiểu Tấn là gì, chúng ta đều đi đến kết luận: Tấn là danh từ Hán Việt nhưng đã đuợc Việt hóa và cho đến nay mọi người đã quen dùng, vì vậy Tấn là một danh từ Việt Nam thuần túy để dùng và hiểu nó. Bởi lẽ, nếu xuất xứ từ chữ Hán, thì các cụ võ sư tiền nhân đã dùng một cách dễ dãi, chưa chính xác chữ Tấn.
Chữ “Tấn” thuộc bộ Thủy (nước) ghép với chữ “Phàm” (gồm, hèn hạ, cõi
trần) có nghĩa là: Rẩy Nước, trú binh đề phòng giặc. Nếu chữ này dùng vào ngành võ để diễn tả: Tấn (tiếng Việt) thì rất guợng ép và khó hình dung.
Trong khi đó chữ Hán có một chữ âm vận tựa như âm Tấn, nghĩa thì rất hợp với võ thuật về Tấn pháp (tiếng Việt). Đó là chữ “Trấn”. Chữ “Trấn” thuộc bộ Kim (chỉ những vật bền chắc) ghép với chữ “Chân” (thực: không giả dối) có nghĩa là giữ gìn, đè, ép. Ví dụ: Trấn chỉ là cái chận giấy. Trấn biên là giữ gìn nơi biên ải.
Theo đó, có lẽ các cụ ngày xưa đã ảnh huởng vào lối nói không rõ ràng của người Hoa nên đã phiên âm theo kiểu riêng mà không cần tìm xuất xứ nơi chữ viết.
Trải qua nhiều thời gian, do nơi việc: Trọng văn, khinh võ, coi võ biền là dốt chữ - các bậc tiền nhân thâm nho đã nhắm mắt làm ngơ, nên đã lưu truyền đến bây giờ cái nhầm lẫn kể trên. Dù sao, chúng ta vẫn lấy chữ Tấn quen dùng để gọi chữ Trấn này. Mặt khác, chúng ta phải khẳng định rằng không phải chỉ riêng võ thuật là có Tấn.
Hầu nhu tất cả mỗi loài động vật đều có một hay nhiều thế tấn, đơn giản hoặc phức tạp, sáng tạo hay bẩm sinh, đuợc sử dụng trong các sinh hoạt thuờng ngày. Tuy vậy chúng ta phải công nhận chỉ riêng ngành võ là có hệ thống Tấn pháp đa dạng, phong phú và hữu hiệu cho từng bộ môn, ngành nghề, thoả mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con người. Theo đó, chúng ta không nên quá chú trọng về tên gọi các thế Tấn cũng như các kiểu Tấn.
Về Tên Gọi: mỗi phái võ trên toàn thế giới đều có rất nhiều cách đặt tên cho một số thế Tấn cố định. Nhưng danh xưng dĩ nhiên hết sức hoa mỹ, đôi khi bí hiểm, lúc lại nôm na, cộc lốc và phần lớn là ép đặt...
Về Các Kiểu Tấn: như trên đã nói, bất cứ trong công việc gì, sinh hoạt nào, con nguời đều phải ổn định trọng tâm, sự thăng bằng co thể bằng cách phối hợp các bộ phận trong cơ thể để tạo ra một hình thức vững chắc tối đa. Đó là Tấn pháp.
Vậy nếu chịu mất thì giờ nghiên cứu, chúng ta có thể liệt kê cả trăm cả ngàn kiểu tấn với các tên gọi thật kêu, thật lạ. Ví dụ: Tấn xay lúa, tấn giã gạo, Nê hành tấn (tấn lội sình), Đăng sơn tấn (tấn leo núi), Tấn bán vé xe buýt, Kỵ Ngưu tấn (tấn cuỡi trâu), tấn cua v.v... Trong nhu cầu ngành võ, chúng ta chỉ cần biết những danh xung thường gọi về Tấn pháp của một số môn phái để khỏi bỡ ngỡ trong khi tìm hiểu hoặc dự khán các buổi trình diễn võ thuật.
Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo có 5 bộ tấn chính và 5 bộ tấn đặc biệt. Các phái võ trên thế giới cùng đều có hệ thống Tấn pháp tương tự nhưng cách đặt tên thì hoàn toàn khác nhau. Vovinam gọi theo tên thông dụng nhất: Tấn.
Võ Cổ Truyền Việt Nam, theo võ sư Lê Kim Hòa: bộ tấn đuợc hệ thống theo chiều đứng từ thấp đến cao và lấy tên các loài thú vật
Cao: Lập tấn, Phụng tấn
Trung: Miêu tấn, Hổ tấn, Long tấn, Mã tấn, Hạc tấn, Kim kê tấn
Thấp: Xà tấn.
Võ Cổ Truyền Sa Long Cương: Trung bình tấn, Đinh tấn, Hổ lập Bình dương, Xà tự hạc tấn, Xà tự Đinh tấn, Mài thiền sư, Tả mã bộ, Hữu mã bộ, Bạch hạc tầm giang, Trảo mã chuyển, Xà tấn, Độc hành Thiên lý tấn.
Thiếu Lâm theo võ sư Đoàn Tâm Ảnh:
Cao: Lập tấn, Hạc tấn, Độc hành vu tấn
Trung: Trung bình tấn, Đinh tấn, Trảo mã tấn, Xà tự tấn, Âm dương tấn, Tẩu mã tấn.
Thấp: Quy tấn, Hạ mã tấn, Tọa tấn, Ngọa tấn.
Nam Phái Thiếu Lâm: Nội quyền
Cao: Lập tấn, Hạc tấn
Trung: Trung bình tấn, Đinh tấn, Trảo mã tấn, Bát cước tấn, Quỵ tấn
Thấp: Xà tấn, Tọa tấn, Ngọa tấn.
Một số phái võ khác:
- Hùng tấn, Hầu tấn, Báo tấn, Áp tấn, Hồ vi tấn, Long vi tấn, Xà vi tấn, Hành tấn, Kỵ mã tấn, Bôn tấn, Liên hoa tấn, Thái âm tấn, Bá hoa trung tấn, Tả cung bộ, Hữu cung bộ, Phi cước tấn, Bàng long cước tấn, Nhi tự kiềm duong mã, Dương cung tấn, Narani, Kima, Chongul, Hugul v.v...
1.2. TẤN PHÁP VOVINAM.
Tấn pháp VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO gồm 5 bộ căn bản. Mỗi bộ chia ra 3 phương vị: Thượng - Trung -Hạ và các thế tấn phụ có xuất xứ từ 5 bộ chính. Ngoài ra, còn 5 thế tấn đặc biệt, trong đó thế Lăng không tấn đã cùng với 21 đòn tấn công trên không bằng chân là hai đặc thù khá quen thuộc của môn phái VOVINAM Việt Võ Ðạo.
Nguyên Tắc: "Ngũ trực" (Năm cái thẳng) được triệt để áp dụng khi luyện Tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện.
(1) Ðấm thẳng (không ngước lên hoặc cúi xuống) thì TRUNG THỰC.
(2) Mắt thẳng (không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang) thì CHÍNH KHÍ.
(3) Cổ thẳng (không nghiêng lệch) thì BẤT KHUẤT, BẤT SỈ.
(4) Vai thẳng (không bên cao, bân thấp) thì CÔNG BẰNG, SÁNG SUỐT.
(5) Lưng thẳng (không cong, không ưỡn) thì UY DŨNG - KHÔNG HÈN.
1.2.1. NĂM BỘ TẤN CHÍNH.
1 - BÌNH TẤN: có nghĩa là cân bằng không nặng không nhẹ. Sức nặng cơ thể chia đều lên hai chân.
2 - ÐINH TẤN: Có hai nghĩa:
a - Giống chữ Hán J (đinh) trước ngang sau thẳng (hơi chéo).
b - Theo nghĩa chữ Ðinh là cái đinh, cái dùi bằng sắt, trước dọc sau ngang.
Môn phái sử dụng Ðinh tấn theo hình thức: trước ngang sau thẳng.
3 - CHẢO MÃ TẤN: Có nghĩa là tấn móng ngựa.
4 - ÐỘC CƯỚC TẤN: Có nghĩa là tấn một chân.
5 - HỒI TẤN: còn gọi là QUỊ TẤN, có nghĩa tấn để trở về, đổi hướng.
II.1.2.2. SÁU BỘ ÐẶC BIỆT
(1) LĂNG KHÔNG TẤN: Tấn lướt người lên không (dùng trong 21 đòn chân).
(2) NGỌA TẤN: Tấn nằm (xấp, ngửa, nghiêng - dùng trong các thế vật).
(3) TỌA TẤN: Tấn ngồi (xổm, bẹp - dùng trong các thế khóa nằm).
(4) ÐỌA TẤN: Tấn té (xấp, ngửa, nghiêng).
(5)THỦ TẤN: Tấn tay (trồng chuối, lộn bằng tay khi ngã).
(6) TÂM TẤN: Tấn tri giác (nội công, khí công để định lực định thần).
1.3. XÁC ÐỊNH VỊ TRÍ VÀ HƯỚNG TẤN:
(1) VỊ TRÍ TẤN: Luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn.
a - ÐINH TẤN PHẢI: Có nghĩa là chân phải trụ phía trước.
b - TRẢO MÃ PHẢI: Có nghĩa là chân phải trụ phía sau.
c - QUỊ TẤN PHẢI: Có nghĩa là chân phải quỳ phía trước.
d - ÐỘC CƯỚC PHẢI: Có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên.
(2) HƯỚNG TẤN: Các loại tấn khác định hướng PHẢI - TRÁI - THUẬN và NGHỊCH.
a - HỒI TẤN PHẢI: Có nghĩa là chân TRÁI bước chéo về bên phải, trước và sát chân PHẢI.
b - TẤN THUẬN: Có nghĩa là bước về phía TRƯỚC.
c - TẤN NGHỊCH: Có nghĩa là lui về phía SAU.

Về Đầu Trang Go down
 
TÌM HIỂU VỀ TẤN PHÁP TRONG VÕ THUẬT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nghệ thuật trong võ thuật
» Khoa Học Trong Võ Thuật
» BÍ QUYẾT ĐỂ CHIẾN THẮNG TRONG VÕ THUẬT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Giáo trình vovinam :: Kỹ thuật vovinam-
Chuyển đến