VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Chào mừng bạn đến với diễn đàn vovinam - thái nguyên
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO

Club Vovinam - Thái Nguyên
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Top posters
vothuydhsptn
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
Admin
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
vietvodaothainguyen
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
thuyvovinam
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
doan_truong_nhan
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
♥☻__$@tthu$@ngirl__☻♥♥
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
voicoi_tt
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
TrangHuyen_90
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
truongchi29
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
a_dreamy_world_xxxx
Võ Việt Vote_lcap1Võ Việt I_voting_barVõ Việt Empty 
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 35 người, vào ngày Wed Jun 07, 2023 10:15 pm
Số lượt truy cập website
Truy vết web

 

 Võ Việt

Go down 
Tác giảThông điệp
vothuydhsptn
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
vothuydhsptn


Tổng số bài gửi : 245
Points : 849
Reputation : 1
Join date : 23/12/2010

Võ Việt Empty
Bài gửiTiêu đề: Võ Việt   Võ Việt I_icon_minitimeSun Dec 26, 2010 10:18 pm

Võ Việt

Làm sáng tỏ câu văn: “ Có người nói rằng Việt Nam không có một nền võ thuật. Nói như thế là sai lầm và thiển cận.Có người nói rằng võ Việt Nam phát xuất từ Tàu.Nói như thế là vọng ngoại.Có người nói võ Việt Nam không hay bằng võ Tàu. Nói như thế thứ nhất không biết gì về võ VN, thứ nhì là ếch ngồi đáy giếng” mà tôi đã viết; tôi xin viết một bài với những dẫn chứng từ sử liệu và sách vở đó đây.
Viết về võ trước nhất ta phải có một định nghĩa rõ ràng về điều này. Võ là gì? Sau khi ngừng chiến tranh,sau khi yên loạn lạc;võ là vỗ về,quay về với căn bản của con người là yêu thương,thân ái với kẻ địch; đó mới chính là cái gốc của võ.Người xưa đã định nghĩa võ như thế.Tuy nhiên võ còn có một định nghĩa khác hơn là kỹ thuật đấu tranh bằng sức lực.Dù được định nghĩa như thế nào đi chăng nữa,võ thuật vẫn là một thực thể quan trọng nhất trong sự tồn vọng của dân tộc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngày xưa.Trong suốt dòng lịch sử đằng đẳng của dân ta từ thời Hùng Vương cho tới gần đây nếu không có một nền võ thuật đặc thù,riêng biệt chắc đã bị tiêu diệt bởi ngoại bang bởi vì một khi kẻ thù tràn sang đất nước chúng ta không thể dùng võ miệng để cản bước xâm lăng của chúng mà phải dùng tới đường đao thế kiếm. Điều này sẽ được minh chứng bởi những sự kiện lịch sử sau đây được trích dẫn từ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn,Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thời Sĩ; Đại Việt Sử Ký Toàn Thư soạn bởi Lê Văn Hưu,Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên; Đại Việt Sử Lược của Khuyết Danh;Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trải,Lĩnh Nam Chích Quái;Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim,Việt Sử Toàn Thư của Phạm Văn Sơn, Đại Nam Nhất Thống Chí...
- Theo truyền thuyết lưu lại Lý Thân,còn có tên Lý Ông Trọng,người ở xã Thụy Hương huyện Từ Liêm,là một võ tướng dưới triều An Dương Vương Thục Phán.Khi cầm đầu sứ bộ sang Trung Hoa vào thời Tần Thủy Hoàng ông đã dùng những ngón đòn vô vật của mình đánh ngã các vệ sĩ của Tần Thủy Hoàng khiến cho vị hoàng đế này khâm phục phong cho ông chức Tư Lệ Hiệu Úy,cầm quân trấn giữ đất Lâm Thao giáp biên giới với Hung Nô.Tại đây ông thi triển vũ thuật bí truyền của nước mình hàng phục dân Hung Nô khiến cho họ rất nể phục và kính trọng ông.Hung Nô là giống dân tở tiên của người Mông Cỗ,rất hiếu chiến,giỏi võ và có tài bắn cung cỡi ngựa.Sau khi Lý Ông Trọng chết rồi Tần Thủy Hoàng cho đúc tượng ông đặt tại cửa Tư Nã ở Hàm Dương khiến cho dân Hung Nô tưởng ông còn sống không dám tràn qua đánh Trung Hoa.Trong lúc ià sông nơi quê hương Lý Tướng Quân đã đem những hiểu biết của mình về võ thuật Hung Nô,Trung Hoa hoà hợp với võ thuật VN để thành hình công phu vô vật mà một ít còn lưu truyền cho tới ngày nay.
- Khi Tô Định cai trị đất Giao Châu hắn sợ dân ta nổi lên chống báng nên cấm dân không được tụ họp,không được chứa khí giới trong nhà. Điều đó không cản được Hai Bà Trưng chỉ huy toàn dân Giao Châu quật khởi đánh đuổi hắn về Tàu.Ngoài tinh thần bất khuất dân ta chắc phải có một nền tảng võ thuật(ít nhất là căn bản) để xử dụng vào việc chiến trận.Trong số các vị tướng của hai Bà Trưng có nữ tướng Lê Chân, Đô Dương, Đô Chinh đều là những người tinh thông võ thuật nhất là môn đô vật,một bộ môn cỗ truyền của dân tộc ta.Nếu muốn biết thêm về nữ tướng Lê Chân và môn vật cỗ truyền này anh Thoi Di có thể tìm đọc tác phẫm Hội Hè Đình Đám và Phong Tục Việt-Nam của nhà văn Toan Ánh.
- Trước khi phát động dân làng khởi nghĩa đánh giặc Đông Ngô do Lục Dận chỉ huy, Bà Triệu (năm 248) đã lên núi Nưa mở trường thi võ, đấu vật, luyện kiếm, bắn cung nỏ, huấn luyện nghĩa quân sao cho mỗi người vừa có thể lực dồi dào, vừa tinh thông các môn võ nghệ, chiến đấu chống giặc, khiến kẻ địch khiếp vía phải thốt lên:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan!
(Múa giáo chống hổ dễ,
Giáp mặt với vua Bà thực khó!)
- Phùng Hưng hay Bố Cái Đại Vương và em là Phùng Hải là một người rất giỏi võ nghệ có thể đánh chết cọp.Nếu muốn biết thêm về hai nhân vật này người ta có thể tìm đọc truyện Danh Nhân Việt Nam.
Tất cả những nhân vật được nhắc ở trên đều hiện diện trong thời kỳ Bắc thuộc.Người Hán sang cai trị nước ta họ đâu có ngụ dại gì truyền dạy võ thuật cho dân ta để nổi lên chống lại họ.Sở dĩ dân ta biết võ là do ở nền võ thuật đã có từ trước chắc phải vào thời Hùng Vương lưu truyền lại.Sang tới thời kỳ tự chủ sau khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán tại Bạch Đằng Giang,nước ta bước vào thời kỳ hưng thịnh với các triều Ngô, Đinh,Tiền Lê,Lý,Trần,Lê và Tây Sơn với những cuộc chống xâm lăng của phương bắc.
- Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu với vua Tống rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá.Quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được.Vua Tống sai Thẩm Khởi,và Lưu Di làm tri huyện Quế Châu ngầm dấy binh người Man động,đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với nước ta. Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt,Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh.Quân thủy,quân bộ đều tiến.Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ưng. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây của nhà Minh) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận.Tri phủ Ưng Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. người trong thành cảm ân nghĩa của Giám, không một người nào chịu hàng, giết hết hơn 5 vạn 8 nghìn người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 10 vạn.( Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 110).Đoạn văn trích dẫn trên cho chúng ta thấy rằng Lý Thường Kiệt phải giỏi võ mới chém đầu được địch thủ. Ông học võ từ đâu không lẽ từ Trung Hoa,một kẻ thù của ông.
- Mùa thu, tháng 8, lập Giảng võ đường.( ĐVSKTT trang 171)
- Bấy giờ các vương hầu phần nhiều coi việc đánh nhau bằng tay không và một mình đi cướp là dũng cảm. Vũ Uy vương Duy (con Thái Tông) cũng làm thế. Một hôm, Vũ Uy Vương đánh nhau tay không ở Đông Bộ Đầu, vua vi hành qua đấy trông thấy hỏi rằng:"Người béo và trắng kia là ai, bắt lại đây để sai bảo".Vũ Uy Vương nghe thế trốn mất. ( Đại Việt Sử Ký Toàn Thư trang 171))
- Thượng hoàng lúc còn hàn vi, có lấy một người con gái ở thôn Bà Liệt, huyện Tây Chân, khi đã có thai thì bỏ, sau sinh con trai, Thượng hoàng không nhìn nhận gì đến. Người con trai ấy lúc lớn lên,mặt mũi khôi ngô, giỏi nghề võ, sung vào đội đánh vật. Một hôm, cùng với người trong đội đánh cầu, rồi lại cùng nhau đánh vật, người kia vật người con trai ấy ngã, chẹn lấy cổ, gần tắt thở. Thượng hoàng tự nhiên quát to lên rằng: "Nó là con ta đấy!". Anh kia sợ, buông ra, nhân thế gọi tên là Bà Liệt. Nay có lệnh phong tước cho.(KDVSTGCM trang 194)
- Tháng 3, mùa xuân. Tuyển người có sức khỏe, am hiểu võ nghệ, bổ sung vào quân túc vê.(KDVSTGCM trang 198).
Tuyển người có sức khoẻ và am hiểu võ nghệ để làm lính bởi vậy các vị quan võ đời Trần như Trần Quốc Tuấn,Trần Quang Khải,Trần Nhật Duật,Trần Khánh Dư,Trần Quốc Toản,Trần Bình Trọng,Phạm Ngủ Lão phải thật giỏi võ mới chỉ huy được binh sĩ vốn là những người am hiểu võ nghệ.Cũng nhờ vào nền võ thuật đặc thù và khởi sắc mà nhà Trần đã ba lần đánh bại quân Mông Cổ,một dân tộc mà trước đó hơn ngàn năm Lý Ông Trọng đã từng phô diễn võ nghệ cá nhân để hàng phục.
- Sang tới thời kỳ Lê Lợi đánh quân Minh tướng Lê Sát đã chém bay đầu Liễu Thăng tại ải Chi Lăng( Lam Sơn Thực Lục của Nguyễn Trải trang 18 và Đại Nam Nhất Thống Chí (trang 384)
- Hay tin Trà Long đã mất, thượng thư Minh, Trần Hiệp, liền đem tình hình tâu lên triều đình. Vua Minh hạ sắc chỉ nghiêm trách bọn Trần Trí và Phương Chính, ra lệnh cho chúng phải mau dẹp cho yên.Bọn chúng sợ hãi, vội kéo quân thủy và quân bộ đi tấn công.Được tin báo về việc quân này, Vương sai các tướng Đinh Liệt đem hơn nghìn quân, đi đường tắt đến đóng giữ huyện Đỗ Gia để chiếm trước lấy ưu thế. Còn Vương thì tự đốc suất các tướng sĩ, kế tiếp tiến lên mạn thượng du cửa ải Khả Lưu, chiếm giữ nơi hiểm yếu để chờ đợi địch. Sau đó vài hôm, người Minh quả nhiên kéo đến, đóng đồn ở mạn hạ lưu cửa ải Khả Lưu. Vương làm kế nghi binh: ban ngày cho quân mở cờ khua trống, ban đêm cho đốt lửa làm như thổi nấu, nhưng ngầm sai quân và voi lặng lẽ qua sông, mai phục. Mờ sớm hôm sau, địch tiến quân để bức bách ta, gặp quân mai phục nổi dậy, chúng thua thiệt nặng nề, phải lui giữ mạn hạ lưu. Rồi chúng lựa theo thế núi, đắp đồn, lập lũy, cậy có nhiều lương thực, chực đóng cửa đồn, cố thủ kéo dài. Vương đặt quân phục khắp cả bốn bề ở mặt thượng lưu, rồi đốt doanh trại, giả vờ làm như lẩn trốn. Địch kéo đến chiếm cứ: phục binh của ta thình lình nổi dậy,xung kích. Các tướng Lê Sát và Đinh Lễ đua nhau xung phong, đi đầu sĩ tốt, đánh phá trận địch: bắt sống được Đô Ti Minh, Chu Kiệt, chém tướng tiền phong của quân Minh là Hoàng Thành. Ngoài ra, giết chết và bắt được vô kể. Khí giới của địch quân quăng bỏ bừa bãi ở núi và ở hang. Bọn Trần Trí thu lượm những quân còn sót, kéo về Nghệ An.(KDVSTGCM trang 363)
- Thi minh kinh.
Trước kia, vua Lê Thái Tổ sắc sai các quan văn võ trong kinh đô và ngoài các lộ từ tứ phẩm trở xuống, văn thì thông kinh sử, võ thì thông Vũ kinh: đến tháng 5, năm sau, tất cả đều họp tập đông đủ ở Đông Kinh để dự kỳ khảo thí theo môn học của mình. Đến đây, nhà vua mở khoa minh kinh, lại sắc sai quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở rừng núi hễ có ai thông kinh sử và giỏi văn nghệ thì đều đến đô sảnh đường,chờ đợi quan trên cùng sát hạch một thể (KĐVSTGCM trang 403).
Tính từ thời Hùng Vương cho tới khi Ngô Quyền dựng nghiệp,người Hán đô hộ nước ta hơn một ngàn năm.Với ý đồ đồng hóa dân Giao Châu thành người Hán họ dạy ta về phong tục,tập quán,văn chương chữ nghĩa hay bất cứ điều gì có lợi cho họ,nhưng tuyệt nhiên họ không hề đem võ nghệ để dạy cho ta vì một lý do dễ hiểu là họ không muốn dân ta có sức mạnh để nổi lên đòi lại tự chủ.Tôi không phủ nhận một điều là nền võ thuật của nước ta có liên hệ hoặc chịu ảnh hưởng của võ thuật Trung Hoa.Điều này có thể xảy ra do các thiền sư Trung Hoa sang Giao Chỉ truyền đạo.Người đầu tiên sang nước ta truyền đạo chính là Tỳ Ni Đà Lưu Chi khoảng năm 574.Đọc Thiền Uyển Tập Anh ta sẽ thấy vị thiền sư này là người Ấn sang Trung Hoa trong khoảng thời gian mà chùa Thiếu Lâm còn trong thời kỳ phôi thai vả lại ông ta cũng lưu lại trong quãng thời gian rất ngắn do đó ta có thể nói ông ta không học được võ của chùa Thiếu Lâm.Mãi cho tới khoảng năm 825 thiền sư Vô Ngôn Thông người khai sáng ra dòng thiền Kiến Sơ ở Việt Nam mới bắt đầu bước chân vào địa phân Giao Châu.Tuy nhiên Thiền Uyển Tập Anh không hề đả động tới chuyện ông ta truyền thụ võ thuật cho các đồ đệ hay sư sãi trong chùa.Võ Việt Nam nếu có chịu ảnh hưởng của võ Tàu phải đợi tới tời kỳ Phản Thanh phục Minh của dân Trung Hoa.Các nhóm di dân như Thiên Địa Hội vì không chịu thần phục Mãn Thanh nên tới sinh sống ở nước ta và không ít thời nhiều họ cũng dạy võ cho dân ta.Tuy nhiên dù có học võ Tàu dân ta cũng đã chế biến thay đổi hoặc pha trộn thành thứ võ thuật đặc thù mang nặng tính chất dân tộc.
Võ Việt Nam hay võ Tàu,Nhật, Đại Hàn hay bất cứ của nước nào đều có cái hay cái dở của nó,cũng đều có sở trường và sở đoản.Do đó nếu phê bình võ này hay hơn võ kia là thiển cận.Ta có thể nói là võ nào cũng hay nhưng giỏi hay dở còn tùy thuộc rất nhiều vào người thi triển,xử dụng
Theo vovinam.com
Về Đầu Trang Go down
 
Võ Việt
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Võ việt, tinh thần việt
» Vũ khí của người Việt cổ đại (P2)
» VÕ SƯ VOVINAM ĐẲNG CẤP CAO NHẤT VIỆT NAM

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO :: ...::Tài Liệu - Giáo Trình ::... :: Tài liệu bổ sung-
Chuyển đến